Hôm 19/6 vừa qua thế giới DeFi lại có một phen dậy sóng khi Solend – nền tảng lending dựa trên mạng blockchain Solana đã đưa ra một một đề xuất bất ngờ – giành quyền kiểm soát tài khoản của một “cá voi” đang có nguy cơ bị thanh lý. Solend cho rằng đề xuất chiếm quyền quản lý tài khoản này nhằm ngăn chặn rủi ro thanh lý hàng loạt trên hệ thống.

Đề xuất chiếm quyền kiểm soát ví “cá voi” của Solend bị vô hiệu hóa
Solend là nền tảng cho vay (lending) dạng Money Market, nghĩa là đứng trung gian cho hai bên người dùng cho vay – đi vay. Trong những nền tảng này, thanh lý là động thái phổ biến, xảy ra khi vị thế đi vay của người dùng chạm giá thanh lý.
Thị trường lao dốc không phanh vốn đã rút cạn tinh thần của nhà đầu tư, lại thêm hàng loạt tin xấu như nguy cơ vỡ nợ của các ông lớn và đặc biệt là sự sụp đổ của những “bong bong cho vay” như Three Arrows Capital (3AC) hay Celcius khiến dự án lending Solend đang lâm vào tình thế “ngàn cân treo sợi tóc” khi phải đối mặt với nguy cơ thanh lý ồ ạt.
Ngày 19/6, trong thông báo trên blog Medium, Solend cho biết ví “cá voi” với biệt danh “3oSE” đang trong trạng thái nguy hiểm vì sắp chạm điểm thanh lý. Cụ thể, ví này đang vay 108 triệu USD bằng USDC và USDT – chiếm 88% số USDC cho vay và thế chấp bằng 5.7 triệu SOL chiếm 95% tổng số SOL được thế chấp và mức giá thanh lý là khi SOL chạm $22.3.

Thông báo của Solend về ví cá voi 3oSE
Nếu thanh lý trên OTC thì không vấn đề gì nhưng trên DEX (sàn giao dịch phi tập trung) thì hậu quả của việc chạm giá thanh lý là vô cùng lớn. Thậm chí, dù thanh lý từng phần thanh khoản on-chain cũng không đủ để hấp thụ 20% tài sản thanh lý. Vậy nếu tất cả tài sản bị thanh lý thì sao? Điều này sẽ gây ra thanh lý hàng loạt các vị thế trên Solend.
About this paragraph:
The intent is to allow the liquidation to be handled gracefully OTC with e.g. 3% slippage vs on a DEX with 46% slippage.
Ideally this would be done on-chain with no emergency procedure. But due to the urgency of the problem, responsiveness is key. pic.twitter.com/1C42iZMh8p
— Solend (we’re hiring!) (@solendprotocol) June 19, 2022
Nhận thức được rủi ro kinh khủng có thể xảy đến với toàn hệ thống, Solend đã cố gắng liên lạc với ví “cá voi” trên nhằm kêu gọi người này trả bớt nợ hoặc tăng thêm tài sản thế chấp để giảm thiểu rủi ro thanh lý nhưng mọi nỗ lực là vô vọng.
Do đó, Solend đã có một quyết định quản trị hiếm gặp trong thế giới DeFi với đề xuất, được đặt tên là “SLND1: Giảm nhẹ rủi ro từ cá voi” và nhanh chóng cuộc bỏ phiếu đã khép lại với tỷ lệ tán thành 97%. Điều đó có nghĩa là cộng đồng Solend nhất trí về việc trao cho dự án quyền được tiếp quản ví “cá voi” 3oSE… và tình trạng này sẽ được giải quyết bằng các giao dịch OTC trong trường hợp giá SOL áp sát mức 22.30 USD.
Governance proposal SLND1 has passed.
Special margin requirements for accounts that represent over 20% of borrows are now in effect.
There will be a grace period for 3oSE…uRbE to reduce their leverage by themselves. pic.twitter.com/dsZhFRC8ZX
— Solend (we’re hiring!) (@solendprotocol) June 19, 2022
Tuy nhiên, động thái này đã dẫn đến phản ứng dữ dội trên Twitter, với một số nghi vấn về sự phân quyền của Solend.
No matter what the team does, there is no way to change the fact that assets deposited into the platform can be confiscated by the team at any time. Escape from the platform is the best way out. At any time the team can tweet an announcement to forfeit your assets.
— cryptokk.eth 🦇🔊(L,3) (@Black_K168) June 20, 2022
Sau khi hứng đủ mọi chỉ trích của cộng đồng cộng với việc giá SOL đã hồi lại tích cực khiến mối đe dọa thanh lý vị thế ví cá voi đã phần nào vơi bớt, sáng này 20/6, đội ngũ Solend lại đăng tải một đề xuất mới (SLND2) cụ thể như sau:
- Vô hiệu hóa đề xuất SLDN1.
- Tăng thời gian biểu quyết từ 6h lên 1 ngày.
- Tạo đề xuất khác không có quyền hạn chiếm quyền quản lý ví khẩn cấp.
Cuộc bỏ phiếu cho đề xuất SLND2 đã được thông qua với số phiếu thuận áp đảo (lên tới 99/8%). Như vậy, việc đề xuất chiếm quyền kiểm soát ví cá voi đã chính thức bị vô hiệu hóa.
Governance proposal SLND2 has passed.
SLND1 has been invalidated and governance voting time has been increased from 6 hours to 1 day. pic.twitter.com/z0agJV9pOz
— Solend (we’re hiring!) (@solendprotocol) June 20, 2022
Câu chuyện chưa dừng lại ở đó. Sáng ngay 21/6, đội ngũ Solend lại tiếp tục đăng một đề xuất mới có tên SLND3 khi cho rằng rủi ro thanh lý hàng loạt vẫn đang rình rập trên hệ thống Solend.
Governance proposal SLND3 is live https://t.co/RgrKLT3B6i
— Solend (we’re hiring!) (@solendprotocol) June 20, 2022
Nội dung cơ bản của đề xuất như sau:
- Giới hạn khoản vay cho mỗi tài khoản là 50 triệu USD. Bất kỳ khoản nợ nào trên giới hạn này sẽ bị thanh lý, bất kể giá trị tài sản thế chấp.
- Hình thức này sẽ được triển khai dần dần bắt đầu giới hạn khoản vay cho mỗi tài khoản ở mức 120 triệu USD và giảm dần cho đến khi đạt được 50 triệu USD.
- Tạm thời giảm hạn mức thanh lý từ 20% giá trị thế chấp về 1%.
- Tạm thời giảm tiền phạt thanh lý SOL từ 5% xuống 2%.
Đội ngũ cũng cho biết đề xuất này là giải pháp tạm thời để giảm thiểu các vấn đề và rủi ro trước mắt, và vấn đề này có thể được giải quyết trong tương lai.
Hiện, Solend vẫn đang tích cực liên hệ với các Market maker để giúp cải thiện thanh khoản on-chain kết hợp với đề xuất trên nhằm giảm tác động đến thị trường DEX xuống mức có thể quản lý được.
Nhìn chung động thái định can thiệp vào tài sản của người dùng của Solend – một nền tảng DeFi những ngày qua đã đi ngược lại triết lý phi tập trung nên việc hứng chịu chỉ trích từ cộng đồng là điều đương nhiên. Tuy nhiên, dự án cũng cho thấy tinh thần trách nhiệm khi nhanh chóng đưa ra đề xuất 2 và 3 để tìm giải pháp tối ưu nhất cho tình trạng trên.
VnRebates – Nơi Trading là NGHỀ
Theo cnbc