Bên cạnh 3 loại phương thức giao dịch phổ biến là Day trading, Swing trading và Scalping trading, thì Position trading là một phương thức kén chọn người sử dụng và ít được biết đến hơn. Tuy nhiên, nó lại là một chiến lược giao dịch cực kỳ hiệu quả dành cho bạn giao dịch dài hạn và đòi hỏi họ một sự hiểu biết tốt về các nguyên tắc cơ bản của thị trường. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu tất cả những gì cần biết về Position trading.
Xem thêm:
- Các broker tốt nhất cho position trading
- Chiến lược pyramid, top 1 những chiến lược nắm giữ vị thế dài hạn tốt nhất
- 9 phương pháp giao dịch Forex đơn giản và hiệu quả nhất
- Chiến thuật Scalping Trading hiệu quả
Position trading là gì?
Position Trading là trường phái giao dịch và nắm giữ dài hạn. Thuật ngữ này thường phổ biến trong giao dịch Forex và chứng khoán. Những trader giao dịch theo phong cách Position Trading thì gọi là Position Trader. Tổng thời gian nắm giữ lệnh theo chiến lược này là dài nhất trong các giao dịch cơ bản trên thị trường, bao gồm: Day trading, Swing trading, Scalping trading và Position trading.
Các nhà đầu tư forex theo phong cách Position trading có thể nắm giữ lệnh từ vài tuần cho đến vài tháng hoặc vài năm. Trong khi đó, đối với lĩnh vực chứng khoán, một Position trader thường nắm giữ cổ phiếu từ một năm cho đến hàng chục năm.
Xem thêm: Nghề Trader là gì? 6 kỹ năng trader chuyên nghiệp cần có
Đặc điểm làm nên một position trader
Position trader quan tâm tới giá trị cốt lõi
Các position trader cho rằng các dữ liệu kinh tế sẽ chỉ ra những xu hướng dài hạn của các cặp tiền tệ, chứng khoán, hàng hoá mà họ đang giao dịch. Và các trader này cực kì hiểu rõ các yếu tố dữ liệu kinh tế vĩ mô ảnh hưởng lớn thế nào tới triển vọng tương lai của quốc gia mà loại tiền tệ đó đại diện, tình hình công ty của mã chứng khoán họ đang đầu tư hay toàn cảnh thị trường hàng hoá mà họ đang tham gia.
Các đặc điểm có thể liệt kê ở họ là:
- Position trading dành cho các nhà đầu tư theo giá trị. Họ hầu như không quan tâm đến những biến động ngắn hạn trên thị trường mà chờ đến thời điểm đạt được mức lợi nhuận kì vọng mới chốt lệnh. Chính vì vậy, điều này yêu cầu họ phải có sự nghiên cứu kỹ lưỡng về thị trường đang đầu tư, am hiểu tường tận thị trường và tuân thủ nghiêm ngặt kỷ luật giao dịch để tâm lý không bị ảnh hưởng bởi những tin nhiễu xuất hiện thường xuyên.
- Các position trader thường sử dụng phân tích cơ bản để đưa ra quyết định giao dịch, phân tích kỹ thuật chỉ được sử dụng để hỗ trợ xác định một xu hướng dài hạn.
- Position trader phù hợp với các nhà đầu tư có vốn lớn. Khi đó, họ sẽ đầu tư mỗi sản phẩm một ít và giữ nó dài hạn. Điều này sẽ giúp họ đa dạng hóa danh mục đầu tư, đồng thời không “đặt hết trứng vào một giỏ” để phân tán rủi ro.
Tâm lý của các trader theo trường phái position trading rất vững vàng
Position Trading dành cho các nhà đầu tư có tâm lý vô cùng vững vàng vì đôi khi họ sẽ phải đối mặt với việc thị trường đi ngược kỳ vọng vài trăm pip. Bất cứ sự dao động nào trong tâm lý giao dịch cũng sẽ ảnh hưởng lớn tới vị thế giao dịch cho nên họ sẽ phải tin tưởng tuyệt đối vào phân tích của chính mình để giữ được bình tĩnh khi thị trường đang cho những thông số nhiễu.
Chính vì vậy tâm lý của các trader này sẽ là:
- Tư tưởng độc lập và không bị tác động bởi các phân tích, chiến lược giao dịch của các nguồn thông tin khác. Để làm được điều này họ phải có những kiến thức và suy luận riêng để biết xu hướng thị trường sẽ diễn ra thế nào sau các dữ liệu kinh tế trong dài hạn.
- Phải có một sự hiểu biết sâu sắc về cách nền kinh tế hoạt động và cách mà dữ liệu kinh tế sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới các cặp tiền tệ, hàng hoá hay cổ phiếu trong dài hạn.
- Luôn giữ một cái đầu lạnh. Không có bất kỳ cá nhân nào, xu hướng nào có thể tác động tới tâm lý và làm thay đổi quyết định giao dịch của họ được.
Tỉ lệ RR kỳ vọng của position trader rất cao
Cũng giống như đối với các trường phái giao dịch khác, thì trong position trading cũng sẽ yêu cầu tối ưu hoá tỉ lệ Risk/Reward khi thực hiện mở một lệch giao dịch. Tỉ lệ RR càng tốt thì khả năng thua lỗ của bạn càng thấp và kì vọng lợi nhuận càng cao. Để biết sâu hơn về Risk và Reward cũng như cách tính tỉ lệ RR, bạn có thể tham khảo bài viết sau:
Chiến thuật cho position trading
Như đã đề cập ở trên, các position trader chủ yếu dựa vào các phân tích cơ bản trong giao dịch của mình (như các chỉ số, GDP, Bán lẻ,…) để đưa ra quyết định giao dịch. Tuy nhiên, thường thì họ cũng có thể sử dụng phân tích kỹ thuật để hỗ trợ xác nhận một xu hướng.
Chiến thuật sử dụng các đường trung bình động cơ bản MA 50, MA 200
Dưới đây là một ví dụ minh họa:
- Trên biểu đồ giá có thể sử dụng kèm chỉ báo phân tích kỹ thuật cơ bản khác như đường trung bình động (MA). Đối với các position trader và những người theo xu hướng dài hạn, đường trung bình động 200 ngày, và 50 ngày là những lựa chọn phổ biến.
- Bằng cách vẽ đường trung bình động 200 ngày và 50 ngày trên biểu đồ, tín hiệu mua xuất hiện khi MA50 cắt lên trên MA200. Ngược lại, tín hiệu chốt các giá mục tiêu khi giá đóng dưới MA50 hoặc khi MA50 cắt xuống dưới MA200.
- Lệnh này kéo dài gần 10 tháng và bạn nên nhớ đối với position trader thì các tín hiệu kĩ thuật ở đây là chỉ hỗ trợ xác nhận một xu hướng, đa số phải kết hợp thêm các phân tích cơ bản để xác định xu hướng dài hạn.
Kháng cự và hỗ trợ
Nếu giá breakout lên phía trên vùng range, xu hướng tăng sẽ được tạo ra, và nếu trader muốn nhảy vào thị trường trước cú breakout này để có mức reward cực tốt khi giá phá ngưỡng thì phải mạo hiểm vào lệnh trong vùng range. Khách quan nhất là không nơi nào thích hợp hơn điểm hỗ trợ.
Lưu ý: không phải gặp vùng range này chúng ta cũng chờ mua tại vùng hỗ trợ, quyết định này chỉ được đưa ra sau khi trader tập hợp được đủ những tín hiệu cần thiết cho nhận định rằng khả năng giá breakout lên phía trên là cao.
Điểm “vàng” thứ 2 trong position trading dựa trên nguyên tắc này. Vậy tại sao qui tắc này lại đúng? Khi thị trường trong trạng thái đi ngang, các lệnh chờ cũng như chốt lời/ dừng lỗ được tích tụ lại, và vị trí của chúng không ở đâu khác chính là vùng ngoài của kháng cự/ hỗ trợ.
Thị trường không thể ở trong range mãi, và khi nó breakout, hàng loạt các lệnh chờ này được kích hoạt kéo theo một đợt bùng nổ về momentum, đồng thời thu hút hàng loạt những trader mới nhảy theo nó, tạo nên một xu hướng rất mạnh.
Lần tới nếu trader thấy những vùng giá tích lũy dài thì chớ bỏ qua bởi vì đó thật sự là những cơ hội rất tốt.
Ví dụ cho biểu đồ tuần EUR/USD
Ví dụ cho biểu đồ tuần của EUR/USD
Sau một đoạn giá tích lũy dài
Hẳn là trader đã từng nghe một qui tắc của dân chơi price action: “Vùng tích lũy càng dài, lực bứt phá càng mạnh”.
Specialize in one market và Boosting position size profits – Những điều thường thấy đối với position trading
Specialize in one market là một thuật ngữ dùng để chỉ việc một trader chỉ chuyên tâm và tập trung vào một thị trường nhất định. Ví dụ: một position trader chỉ chuyên về thị trường của cặp tiền EUR/USD – tức họ nghiên cứu, phân tích, đưa ra nhận định và giao dịch chỉ trên duy nhất cặp tiền này.
Vì sao điều này thường xảy ra đối với position trader? Lý do như đã đề cập như trên, các trader này dựa trên các phân tích cơ bản, sử dụng các khung thời gian rất lớn và thường sẽ chiếm nhiều thời gian của họ khi phân tích. Chính vì vậy để đảm bảo chất lượng các phân tích tốt nhất thường họ sẽ chỉ chuyên tâm vào một thị trường mà họ thông thạo và có kinh nghiệm nhất.
Vậy điều này có tốt không? Câu trả lời là tốt đối với các position trader, vì kì vọng lợi nhuận của họ rất cao cho nên việc chỉ chuyên tâm vào một thị trường sẽ giúp cho các phân tích của họ chính xác, được đầu tư thoả đáng về mặt thời gian và cho kết quả xứng đáng.
Nếu so sánh với việc phân tích liên tục nhiều thị trường với các phân tích sơ sài kèm tho rủi ro cao và việc dành thời gian thoả đáng cho các lệnh dài hạn với lợi nhuận cao trong dài hạn thì họ sẽ chọn phương án chuyên vào một thị trường mà họ thành thạo nhất.
Boosting position size profits là một hành động củng cố kích thước của vị thế mang lại lợi nhuận hay còn gọi là “nhồi lệnh”. Điều này cũng được các trader trong trường phái position trading sử dụng thường xuyên. Bởi vì sau khi phân tích và đưa ra được các nhận định về chuyển động giá trong dài hạn thì ở các giai đoạn điều chỉnh sẽ là cơ hội để họ gia tăng kích thước vị thế theo thời gian, giúp cho lợi nhuận ngày càng tăng trưởng.
Ví dụ như biểu đồ giá sau:
- Kết hợp các phân tích cơ bản và việc MA50 cắt xuống đường MA200 xác nhận cho một xu hướng giảm. Các posotion trader lúc này sẽ mở lệnh bán khi có tín hiệu
- Sau khi giá đi theo dự tính thì những lần giá hồi bị kéo về MA50 là những cơ hội để họ thực hiện hành động “nhồi lệnh”, bổ sung tiếp tục vị thế bán
- Qua các hành động bổ sung vị thế ở các lần giá hồi về MA50 đã giúp họ gia tăng lợi nhuận thông qua việc gia tăng kích thước vị thế.
Thực hiện boosting position size proits là một việc khá là căng thẳng và cần nhiều nguyên tắc vì đây là con dao hai lưỡi và dễ bị nhầm với hành động “trung bình giá”.
Các chỉ báo cần thiết
Dựa trên các chiến thuật đã phân tích thì các position trader ngoài việc nắm vững các phân tích cơ bản thì họ có thể sử dụng thêm các chỉ báo đơn giản và cơ bản để xác nhận lại xu hướng giá mà họ đã phân tích. Chủ yếu sẽ là
- Bộ chỉ báo MA 50, MA 100, MA 200
- Các mức hỗ trợ và kháng cự chính trên biểu đồ giá
- Quan trọng với position trader vẫn là các phân tích cơ bản trong dài hạn
Ưu và nhược điểm của position trading
Phương pháp, hình thức hay phong cách giao dịch nào cũng sẽ tồn tại những điểm yếu và mạnh của nó. Chính vì vậy khi nắm được những điểm cơ bản dưới đây thì bạn có thể xem xét liệu mình có phù hợp với nó không?
Ưu điểm của positon trading
- Các trader thắng thường có được một mức reward khá cao
- Chỉ cần dành thời gian phân tích biểu đồ khá ít vì tập trung vào phân tích cơ bản là chủ yếu.
- Thích hợp ngay cả với những người có một công việc full-time
- Ít áp lực hơn hẳn so với các kiểu trading còn lại
Nhược điểm của position trading
- Tỷ lệ thắng thường thấp, tầm 30-40% đã là quá tốt
- Thường xuyên “đau đớn” nhìn lệnh lãi chuyển lỗ
- Yêu cầu thời gian phân tích cơ bản nhiều và kiến thức vĩ mô sâu rộng
Phí giao dịch – mối quan tâm lớn nhất của position trader
Một điều rất khó khăn đối với các bạn trader khi theo đuổi phong cách position trading đó chính là PHÍ SWAP – PHÍ QUA ĐÊM.
Position trading đòi hỏi các vị thế giao dịch sẽ phải được duy trì rất lâu, vài tuần, vài tháng cho tới vài năm. Nhưng nếu duy trì lệnh giao dịch lâu như thế, có thể Swap sẽ ngốn hết tài khoản của bạn
Mình ví dụ:
Giả sử bạn giữ lệnh với vị thế BUY cặp XAU/USD thì sẽ mất 360pips một năm.
Như vậy, với mỗi lot giao dịch, sẽ mất $3600 phí Swap một năm. Một con số khá là “đau” tài khoản.
Và giả sử thêm một điều không mong muốn nữa là nếu tỷ giá đi ngược chiều của bạn 300pip và vẫn đang giữ lệnh 1 năm, broker yêu cầu ký quỹ $1000 cho mỗi Lot giao dịch (Đòn bẩy 100:1) thì bạn sẽ phải có tổng khoản sau:
$1000 (Ký quỹ) + $3000 (Gồng lỗ) + $3600 (Phí Swap) + $1000 (Tránh Stop Out) = $8600 vốn.
Một con số làm bạn hoa mắt, chóng mặt rồi phải không. Chính vì vậy, nếu như bạn có thể tìm được một broker miễn phí swap cho bạn và đổi lại sẽ thu Commission thì bạn mới nên theo đuổi và hướng tới trở thành một position trader.
Kết luận
Position trading là một phong cách giao dịch đòi hỏi trader khi tham gia vào sẽ phải chuẩn bị cho mình một lượng kiến thức khổng lồ không chỉ về phân tích cơ bản, phân tích kĩ thuật, quản lý vốn mà còn đòi hỏi ở bạn một cái đầu lạnh để giữ vững trước các biến động cực lớn chống lại mình trong dài hạn.
Song song đó bạn cũng cần phải có một khoản vốn lớn để có thể chịu được các loại phí khi nắm giữ và duy trì dài hạn các vị thế. Nhưng càng gian nan, quả thu hái càng ngọt. Mức lợi nhuận cực lớn cho các lệnh này là điều chắc chắn nếu bạn phân tích đúng hướng và chuẩn chỉnh. Theo dõi VnRebates để cập nhật tin tức Forex, Chứng khoán, Tiền điện tử mới nhất.
VnRebates – Hoàn tiền mọi giao dịch tài chính