Khóa học được đồng tài trợ bởi Broker:
Trong bài học này, chúng tôi giới thiệu đến bạn khái niệm và đặc điểm những mẫu hình nến Nhật phổ biến và hiệu quả nhất được các trader chuyên nghiệp sử dụng trên thị trường Forex. Bên cạnh đó là gợi ý các setup hành động giá (price action) hiệu quả dựa trên các mô hình nến đó.
Nến Nhật hay các mẫu hình nến Nhật luôn được xem công cụ phân tích hiệu quả, là trợ thủ đắc lực của nhiều trader theo trường phái phân tích kỹ thuật kinh điển, và đặc biệt là phương pháp Price Action. Tinh hoa đến từ đất nước Nhật Bản nổi tiếng này chính là vũ khí sắc bén giúp trader dự đoán được sự dịch chuyển của giá trong một khung thời gian nhất định hay mô tả tâm lý thị trường đang diễn biến như thế nào trong 1 phiên giao dịch nhất định.
Nghiên cứu và luyện tập thành thạo việc sử dụng các mẫu biểu đồ nến Nhật là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của các trader theo phong cách phân tích kỹ thuật. Do đó, bài học tiếp theo mà Vnrebates mang đến cho các bạn chính là những thông tin cơ bản về mẫu biểu đồ nến Nhật, cung cấp cho bạn các mẫu hình nến Nhật phổ biến, cũng như phân tích hành động giá (price action) dựa trên mô hình nến Nhật với mục đích giúp trader tìm được những điểm vào lệnh đẹp hơn, từ đó thu được lợi nhuận hấp dẫn và giảm thiểu rủi ro!
Biểu đồ nến Nhật là công cụ đắc lực của trader trong phân tích kỹ thuật hành động giá
Nến Nhật có nguồn gốc từ Nhật bản và được phát mình bởi thương nhân buôn gạo Homma Munehisa
Biểu đồ nến có nguồn gốc từ Nhật Bản và xuất hiện từ thế kỷ 18. Ở thời kỳ này thị trường tiền tệ chưa phát triển tại Nhật nên mô hình nến thường được áp dụng trên loại hàng hóa rất đặc trưng của người Á Đông: gạo.
Các lãnh chúa phong kiến ký gửi gạo trong các nhà kho ở Osaka và sau đó sẽ bán hoặc trao đổi với các biên lai phiếu giảm giá, do đó gạo trở thành thị trường phái sinh tương lai đầu tiên. Vào những năm 1700, thương nhân huyền thoại Homma Munehisa đã nghiên cứu chuyên sâu về hoạt động giao dịch gạo, từ nguyên tắc cơ bản cho đến tâm lý thị trường.
Với bí kíp của mình, ông Homma đã thống trị thị trường gạo Nhật Bản và sở hữu khối tài sản khổng lồ từ đây. Sau đó, các kỹ thuật và nguyên tắc giao dịch của ông đã được phát triển thành một hệ thống kiến thức nến Nhật. Các nhà phân tích kỹ thuật bắt đầu áp dụng các kiến thức đó vào thị trường chứng khoán Nhật Bản vào những năm 1870.
Ý tưởng ban đầu đã được cải tiến qua nhiều năm giao dịch và cuối cùng dẫn đến hệ thống biểu đồ nến mà chúng ta sử dụng ngày nay. Vào thế kỷ XIX, Steve Nison đưa mô hình nến Nhật đến với giới phân tích kỹ thuật hiện đại bằng cuốn sách “Japanese Candlestick Charting Technique”. Đến nay, các mô hình nến Nhật vẫn là hình thức biểu đồ phân tích kỹ thuật phổ biến nhất được sử dụng bởi các nhà giao dịch trên khắp thế giới.
Biểu đồ nến Nhật chỉ ra giúp trader các tín hiệu SELL hay BUY
Trong giao dịch Forex, điều mà mọi trader muốn biết chính là xu hướng thị trường đang là uptrend hay downtrend? Và biểu đồ Nến Nhật phần nào giúp trader giải đáp thắc mắc trên, chỉ cho trader tín hiệu SELL hay BUY cũng như cảnh báo trader trước những rủi ro tiềm năng bởi:
Biểu đồ nến Nhật được hiểu là một biểu đồ giá của một loại tài sản cụ thể như chứng khoán, Forex, tiền điện tử… được tạo thành từ nhiều cây nến Nhật xếp lại với nhau, trong đó các cây nến trên biểu đồ thể hiện hoạt động của bên mua và bên bán, mức độ biến động thị trường và sức mạnh của biến động đó.
Khi so sánh với biểu đồ thanh (bar chart) truyền thống, nhiều trader cho rằng biểu đồ nến hấp dẫn hơn và dễ diễn giải hơn. Mỗi nến cung cấp một hình ảnh đơn giản, hấp dẫn trực quan về hành động giá và một trader có thể ngay lập tức so sánh mối quan hệ giữa giá mở và giá đóng cũng như giá cao và giá thấp.
Nó hiển thị trực quan tình hình cung và cầu và cho biết ai là người chiến thắng trong trận chiến giữa 2 phe bò (bên mua) và phe gấu (bên bán). Dạng biểu đồ này thể hiện rõ rệt tâm lý thị trường của phe mua và phe bán trên thị trường dựa sự mong đợi và cảm xúc (sợ hãi và tham lam).
Ngoài ra, hình dạng cũng như màu sắc các cây nến được nhận biết rất dễ dàng, do đó gia tăng cơ hội nắm bắt các thiết lập giao dịch với xác suất cao. Ngoài ra, do biểu đồ nến sử dụng cùng một dữ liệu như biểu đồ thanh (giá mở cửa, giá cao, giá thấp và giá đóng của), tất cả các phương pháp phân tích phương Tây đều có thể dễ dàng được áp dụng cho biểu đồ nến.
Về mặt cấu tạo, một cây nến Nhật bao gồm thân nến và bóng nến (râu/bấc nến), trong đó các bộ phận này có chức năng thể hiện các yếu tố sau:
Màu sắc của nến thể hiện sự tăng và giảm của giá và có thể được thiết lập trên các công cụ trading và mỗi sàn giao dịch lại có một thiết lập màu sắc khác nhau. Nhưng phổ biến nhất cho nến tăng là màu xanh (hoặc trắng) và nến giảm là màu đỏ (hoặc đen). Nếu thị trường đóng cửa cao hơn mức mở cửa, thân nến có màu trắng hoặc màu xanh. Nếu thị trường đóng cửa thấp hơn mức mở, thân nến có màu đen hoặc đỏ. Đôi khi, một cây nến có thể không có thân hoặc bóng.
Trên biểu đồ nến Nhật, các cây nến Nhật sẽ được hình thành khác nhau tùy theo diễn biến giá và khung thời gian trader lựa chọn. Ví dụ, trên biểu đồ 15 phút, mỗi cây nến Nhật sẽ được hình thành dựa theo diễn biến giá trong mỗi 15 phút.
Bạn có thể quan sát rõ ràng hơn thông qua hình ảnh dưới đây:
Cấu tạo của một cây nến Nhật
Thể hiện chuyển động tăng giá, chúng có các độ dài khác nhau; thân nến càng dài, giá càng tăng nhiều.
Nến tăng
Thể hiện chuyển động giảm giá, chúng có các độ dài khác nhau; thân nến càng dài, giá càng giảm nhiều.
Nến giảm
Những cây nến dạng này cho tín hiệu tăng giá, bóng dưới ít nhất cũng phải bằng kích thước thân nến thật; bóng càng dài thì tín hiệu càng đáng tin cậy.
Nến bóng dưới dài
Những cây nến dạng này cho tín hiệu giảm giá, bóng trên ít nhất cũng phải bằng kích thước thân nến thật; bóng càng dài thì tín hiệu càng đáng tin cậy.
Nến bóng trên dài
Có rất nhiều mô hình nến; Dưới đây là những mô hình phổ biến nhất và được sử dụng rộng rãi nhất hiện nay.
Nến Hammer (Cây Búa) cho tín hiệu đảo chiều xu hướng từ giảm sang tăng. Bóng dưới nên dài ít nhất gấp đôi chiều dài của thân nến, bóng trên ngắn hoặc không có.
Nến hammer
Khi mô hình này xuất hiện ở xu hướng tăng, nó còn được gọi là Hanging Man (Người Treo Cổ) và cho tín hiệu giảm giá. Tuy nhiên, mô hình này cần phải được xác nhận thêm bằng cách chờ nến tiếp theo giảm xuống dưới.
Nến này có một bóng trên dài, bóng dưới ngắn hoặc không có, xuất hiện trong xu hướng tăng và cho tín hiệu giảm.
Nến Shooting Star
Harami hay còn được gọi nến Inside bar là một mô hình hai nến trong đó một thân nến nhỏ xuất hiện sau một thân nến lớn.
Mẫu hình Harami
Có 2 phiên bản Harami là Bullish Harami và Bearish Harmani: Bullish Harami là chỉ báo xu hướng giảm sắp kết thúc và sự đảo chiều tăng giá có thể bắt đầu trong khi Bearish Harmin chỉ ra rằng xu hướng tăng có khả đảo ngược. Tuy nhiên, mẫu hình nến Harami là nến đảo chiều với độ mạnh trung bình, nên chúng tối khuyên bạn khi giao dịch với nến Harami, bạn cần kết hợp với các chỉ báo kỹ thuật khác.
Doji là một nến trong đó giá mở cửa và đóng cửa giống nhau, hoặc gần nhau. Nến Doji có nhiều biến thế khác nhau và mỗi biến thể lại mang đến những tín hiệu giao dịch khác nhau có thể là tín hiệu đảo chiều hoặc tiếp tục xu hướng.
Nến Doji
Dragonfly Doji cũng là một nến Doji nhưng có phần bóng dưới dài, bóng trên ngắn. Mô hình này thường báo hiệu sự đảo ngược của xu hướng giảm.
Nến Dragonfly doji
Gravestone Doji cũng là một nến Doji nhưng có phần bóng dưới dài, bóng trên ngắn. Mô hình này thường báo hiệu sự đảo ngược của một xu hướng tăng.
Nến Gravestone
Cây nến này là một biến thể khác của Doji tiêu chuẩn nhưng có đuôi dài về 2 bên. Nếu nến Doji bóng dài có thân nến lớn hơn thì sẽ cho ra nến High Wave.
Nến Doji bóng dài
Mô hình engulfing giảm (bearish engulfing) có thân nếm lớn màu trắng nhấn chìm xuống một thân nếm màu đen trước đó, xuất hiện trong xu hướng tăng và hoa tím hiệu giảm. Mô hình engulfing tăng (bullish engulfing) có đặc điểm ngược lại, xuất hiện ở xu hướng giảm và cho tín hiệu tăng.
Nến engulfing
Spinning Top đơn giản chỉ là một nến có thân nhỏ và 2 bóng dài. Mẫu nến này có thể xuất hiện trong xu hướng tăng hoặc giảm và khi đó nó cho thấy thị trường đang cân bằng và không có bên nào (phe mua và phe bán) có thể kiểm soát được thị trường. Tuy nhiên, tín hiệu giao dịch mà nó đưa ra là chưa rõ ràng và chưa thể dựa vào đó để ra quyết định được.
Nến Spinning top
Nếu bạn thấy những mẫu nến trên là quá nhiều và khó nhớ, thì ở đây chúng tôi sẽ cô đọng chúng thành 3 thiết lập Price Action ĐƠN GIẢN mà HIỆU QUẢ. Thiết lập hành động giá (Price action) ưa thích của chúng tôi bao gồm là Pin Bar, Inside Bar và Fakey. Theo các trader chuyên nghiệp thì đây là chính là bộ 3 quyền lực, mà chỉ cần luyện tập thành thạo trader gần như có thể “đánh đâu thắng đó” mà không cần đến sự trợ giúp phức tạo của các indicator hay các EA khác.
Những mô hình nến Nhật mà chúng tôi liệt kê ở trên không chỉ nhiều mà chúng còn dễ nhầm lẫn với nhau nữa. Thậm chí, hai cây nến có hình dáng giống nhau nhưng một bên gọi là Shooting Star, một bên gọi là Inverted Hammer. Do đó, chúng tôi cho rằng việc tóm tắt và cô đọng chúng thành 3 loại Price Action setup sẽ tốt hơn rất nhiều!
Nến Pin Bar bao gồm: nến bóng dưới dài, nến bóng trên dài, nến Hammer, nến Shooting Star, nến Dragonfly Doji hoặc nến Gravestone Doji. Đặc điểm của setup này là chúng có phần đuôi dài đẩy ngược về phía giá.
Pin Bar
Inside Bar là một chuỗi gồm ít nhất hai nến trong đó nến đầu tiên bao trọn toàn bộ phạm vi của nến tiếp theo. Không quan trọng những cây nến tạo thành Inside Bar là loại gì, tuy nhiên, thông thường các nến con nằm trong Inside Bar thường là Spinning Top hoặc Doji.
Inside Bar
Lưu ý rằng Inside Bar không giống với mẫu nến Engulfing bởi vì mô hình Inside Bar yêu cầu nến đầu tiên phải ôm trọn lấy toàn bộ chiều dài của các nến bên trong từ mức cao cho tới mức thấp, còn mô hình Engulfing thì chỉ tính phần thân nến, không tính phần râu bên ngoài.
Những trader chuyên nghiệp thường giao dịch theo Inside Bar trong bối cảnh thị trường có xu hướng mạnh vì chúng thường tạo ra các điểm mua ở đầu xu hướng. Tuy nhiên, thường thì các Inside Bar sẽ xuất hiện tại các bước ngoặt lớn của thị trường lớn cũng như khi xu hướng trước đó mất đà, tạm dừng, tạo Inside Bar rồi đảo chiều đổi hướng.
Nến Fakey cơ bản là một chuỗi nến trong đó có một đột phá giả (false breakout). Đột phát giả này ban đầu đưa giá ra vượt ra khỏi mô hình Inside Bar hoặc các vùng kháng cự/hỗ trợ nhưng sau đó bị đẩy ngược lại, tạo thành phần đuôi dài.
Mẫu Fakey có thể bao gồm một số mẫu hình nến khác nhau. Thông thường, Fakey sẽ bao gồm mô hình engulfing tăng hoặc giảm, nhấn chìm phạm vi của nến Spinning Top hoặc Doji hoặc phần thân của Pin Bar.
Biểu đồ nến Nhật mô tả hành động giá một cách sinh động hơn so với biểu đồ thanh (bar chart) truyền thống. Bản thân các mẫu hình nến rất hữu ích, tuy nhiên, việc có quá nhiều tên gọi thường gây ra nhầm lẫn và khó để nắm bắt. Phương pháp Price Action của chúng tôi chia các mẫu nến thành 3 thiết lập đơn giản nhưng hiệu quả cao gồm Pin Bar, Inside Bar và Fakey.
Với kinh nghiệm của mình, chúng tôi cảm thấy việc này phương pháp này đơn giản hơn nhưng lại tạo ra hiệu quả khả quan hơn. Hy vọng, bạn cũng sẽ có cảm giác như vậy sau khi học xong những bài học của chúng tôi.
Tổng hợp bởi VnRebates