Khóa học được đồng tài trợ bởi Broker:

Học đầu tư forex cơ bản

Phân tích cơ bản Forex là gì?

Phân tích cơ bản trong Forex là phân tích dựa trên nghiên cứu về các chỉ số sức khỏe của nền kinh tế các quốc gia, các chính sách tiền tệ hay điều chỉnh lãi suất của ngân hàng trung ương hoặc các yếu tố địa chính trị tác động đến thị trường để dự đoán biến động tỷ giá tiền tệ.

👉 Cập nhật Phương pháp trading mới và hiệu quả nhất trên thế giới bằng 4 Khóa học video miễn phí

Phân tích cơ bản – Fundamental Analysis là 1 trong 2 trường phái phân tích kinh điển được giới trader sử dụng trong giao dịch Forex. Gọi là “cơ bản” nhưng phương pháp phân tích này không hề dễ dàng như nhiều người lầm tưởng mà đòi hỏi bạn những kiến thức về lãi suất, những động thái thay đổi chính sách tiền tệ của các ngân hàng trung ương cũng như tình hình địa chính trị có thể ảnh hưởng đến thị trường và tỷ giá tiền tệ nói riêng.

Vậy dưới đây, Vnrebates sẽ đem đến cho bạn bức tranh tổng quan về phân tích cơ bản Forex, giới thiệu đến bạn những yếu tố hay dữ liệu kinh tế quan trọng mà trader theo trường phái này cần đặc biệt quan tâm cũng như so sánh phân tích phân tích cơ bản với phân tích kỹ thuật – 2 trường phái vừa đối lập lại vừa bổ sung cho nhau, từ đó hy vọng bạn tìm được phương pháp phù hợp cho mình để thành công trong giao dịch Forex!

Nhập môn Phân tích cơ bản Forex

Phân tích cơ bản Forex là gì?

Phân tích cơ bản Forex là nghiên cứu về cách thức thông tin kinh tế toàn cầu và các sự kiện tin tức khác nhau ảnh hưởng đến thị trường tài chính. Phân tích cơ bản Forex bao gồm bất kỳ sự kiện tin tức, thông báo kinh tế, sự thay đổi chính sách của ngân hàng trung ương (quan trọng nhất là FED), tin tức và thu nhập công ty, và đặc biệt phần quan trọng nhất của dữ liệu cơ bản áp dụng cho thị trường ngoại hối, đó là lãi suất của một quốc gia và chính sách lãi suất.

Như vậy, hiểu nôm na thì phân tích cơ bản Forex chính là việc sử dụng và nghiên cứu các nguyên tắc kinh tế cơ bản để dự báo biến động tỷ giá tiền tệ trong tương lai. Phân tích cơ bản có xu hướng tập trung vào các yếu tố kinh tế vĩ mô hơn là kinh tế vi mô (bao gồm sự tăng trưởng của nền kinh tế, tình hình lạm phát, tỷ lệ và chính sách lãi suất, tỷ lệ thất nghiệp…).

Ngoài ra, những sự kiện nổi bật như bầu cử tổng thống ở Hoa Kỳ, các cuộc chiến tranh thương mại hay thậm chí các thảm họa thiên nhiên hoặc đại dịch… đều có thể ảnh hưởng đến tỷ giá ngoại tệ.

Phân tích cơ bản trong thị trường Forex

Phân tích cơ bản ảnh hưởng như thế nào khi giao dich Forex?

Phân tích cơ bản không hề đơn giản nhưng luôn là phần quan trọng đối với trader. Phân tích cơ bản Forex cung cấp góc nhìn sâu sắc về việc một sự kiện kinh tế nhất định tác động đến diễn biến của thị trường như thế nào. Dữ liệu cơ bản được tạo nên từ nhiều hình thức khác nhau: đó có thể là báo cáo về chính sách thay đổi lãi suất của Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED) hay báo cáo về sự thay đổi chính sách tiền tệ của ngân hàng trung ương Châu Âu.

Các sự kiện được xem xét trong phân tích cơ bản có thể được lên kế hoạch hoặc ngoài kế hoạch nhưng khi những dữ liệu được phát hành ra công chúng thường tạo nên những sự thay đổi về cục diện kinh tế và tạo phản ứng từ các nhà đầu tư lẫn đầu cơ, trader từ có thể dự đoán được biến động tỷ giá tiền tệ trong thời gian sắp tới.

Ý tưởng đằng sau phân tích cơ bản Forex là nếu bức tranh kinh tế hiện tại hoặc tương lai của một quốc gia mạnh lên thì đồng tiền của họ cũng mạnh hơn. Một nền kinh tế mạnh sẽ thu hút sự đầu tư và  kinh doanh của nước ngoài, và điều này có nghĩa là người nước ngoài phải mua đồng tiền của quốc gia đó để đầu tư hoặc kinh doanh ở đó. Vì vậy, về cơ bản, một đất nước có nền kinh tế mạnh và phát triển sẽ có nhu cầu nhiều hơn cho đồng tiền của họ, mà điều này sẽ làm giảm nguồn cung và làm tăng giá trị của đồng tiền.

Ví dụ:

Nếu nền kinh tế Úc đang phát triển mạnh, đồng đô la Úc (AUD) sẽ tăng giá so với các đồng tiền khác. Một lý do chính mà tiền tệ của một quốc gia trở nên có giá trị hơn khi nền kinh tế phát triển là do một quốc gia thường sẽ tăng lãi suất để kiểm soát tăng trưởng và lạm phát. Lãi suất cao hơn là sự hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài và kết quả là họ sẽ mua đô la Úc để đầu tư vào Úc, điều này tất nhiên sẽ làm tăng nhu cầu và giá trị của đồng tiền tệ đó.

Các sự kiện kinh tế lớn trong thị trường Forex

Những dữ liệu kinh tế quan trọng ảnh hưởng đến thị trường Forex

Bây giờ, hãy điểm qua một số sự kiện kinh tế quan trọng nhất mà có khả năng dẫn dắt sự biến động của thị trường. Điều này chỉ là để bạn làm quen với một số các thuật ngữ mà bạn có thể sẽ gặp trên con đường Forex của mình, bạn không cần phải lo lắng quá nhiều về những sự kiện kinh tế này ngoài việc biết được thời gian chúng công bố mỗi tháng.

Những bản tin kinh tế, dữ liệu hay chỉ số kinh tế này bạn có thể dễ dang theo dõi trên lịch kinh tế trên một số website như Forexfactory hay website của các sàn giao dịch Forex.

Trader có thể theo dõi các chỉ số kinh tế trên lịch kinh tế

1. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP)

Báo cáo GDP là một trong những chỉ báo kinh tế quan trọng nhất. Nó là thước đo lớn nhất tình trạng tổng thể của nền kinh tế. Số liệu GDP được công bố vào lúc 8:30 am EST ngày cuối cùng của mỗi quý và nó phản ánh hoạt động của quý trước. GDP là tổng giá trị bằng tiền của tất cả các hàng hóa và dịch vụ sản xuất của toàn bộ nền kinh tế trong quý được xác định, tuy nhiên điều này không bao gồm các hoạt động quốc tế. Và bạn cũng nên chú ý tốc độ tăng trưởng GDP nữa.

2. Cán cân thương mại (Trade Balance)

Cán cân thương mại là thước đo sự khác biệt giữa nhập khẩu và xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ hữu hình. Mức độ cán cân thương mại của một quốc gia và sự thay đổi trong kim ngạch xuất khẩu so với nhập khẩu được theo dõi rộng rãi và là một chỉ số quan trọng của sức mạnh kinh tế tổng thể của một quốc gia.

Bản báo cáo trade balance được coi là tốt nếu xuất khẩu vượt quá nhập khẩu hay mức chênh lệch có giá trị dương, chứng tỏ quốc gia đó có sự thặng dư thương mại (trade surplus). Bởi vì xuất khẩu giúp phát triển nền kinh tế quốc gia và phản ánh sức khỏe tổng thể của ngành sản xuất.

3. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI)

Chỉ số tiêu dùng CPI phản ánh mức tiêu dùng, sức mua của một nền kinh tế và được tính theo tỷ lệ phần trăm và là chỉ tiêu được sử dụng phổ biến nhất để đo lường mức giá và sự thay đổi của mức giá chính là lạm phát. Báo cáo này được phát hành vào lúc 8:30 am EST xung quanh ngày 15 của mỗi tháng và nó phản ánh dữ liệu của tháng trước. CPI đo lường sự thay đổi trong chi phí của một gói hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng từ tháng này qua tháng khác.

4. Chỉ số giá sản xuất (PPI)

Cùng với chỉ số CPI, PPI là một trong hai thước đo quan trọng nhất của lạm phát và là công bố dữ liệu hàng đầu được giới đầu tư theo dõi chặt chẽ hàng tháng và được ngân hàng Trung ương sử dụng để đánh giá sự phát triển trong nền kinh tế cũng như là 2 chỉ số quan trọng để điều chỉnh lãi suất.

Báo cáo này được phát hành vào lúc 8:30 am EST trong tuần đầy đủ thứ 2 của mỗi tháng và nó phản ánh dữ liệu của tháng trước. Chỉ số giá sản xuất đo lường giá cả hàng hóa ở cấp độ bán buôn. Vì vậy, ngược với chỉ số CPI, PPI đo lường nhà sản xuất thu được bao nhiêu tiền từ hàng hóa trong khi chỉ số CPI đo lường chi phí thanh toán của người tiêu dùng đối với hàng hóa.

5. Các chỉ số việc làm – NFP (Báo cáo việc làm phi nông nghiệp)

Thông báo việc làm quan trọng nhất xảy ra vào ngày thứ sáu đầu tiên của mỗi tháng lúc 8:30 am EST. Thông báo này bao gồm tỷ lệ thất nghiệp, đó là tỷ lệ phần trăm số người thất nghiệp của lực lượng lao động, số lượng việc làm mới được tạo ra, giờ trung bình làm việc trong tuần, và thu nhập trung bình hàng giờ.

Báo cáo này thường dẫn đến sự biến động lớn trên thị trường. Bạn sẽ thường hay nghe các Forex trader và các nhà phân tích nói về “NFP”, nghĩa là Non-Farm Employment report (báo cáo việc làm phi nông nghiệp), và nó có lẽ là một báo cáo hàng tháng có sức mạnh lớn nhất để di chuyển thị trường.

6. Số đơn đặt hàng hàng hóa lâu bền (Durable Goods Orders)

Số đơn đặt hàng hàng hóa lâu bền cung cấp đo lường có bao nhiêu người đang chi tiêu cho việc mua hàng dài hạn, chúng được định nghĩa là các sản phẩm dự kiến ​​sẽ kéo dài hơn 3 năm. Báo cáo được phát hành vào lúc 8:30 am EST xung quanh ngày 26 mỗi tháng và được cho là cung cấp một số cái nhìn sâu sắc vào tương lai của ngành công nghiệp sản xuất cũng như chỉ báo quan trọng về sức mạnh của nền kinh tế.

Dữ liệu về báo cáo Đơn hàng durable goods không chỉ là chỉ báo kinh tế quan trọng đối với các nhà hoạch định chính sách mà còn là chỉ báo cung cấp tín hiệu giao dịch hữu ích cho các trader. Cụ thể là đưa ra dấu hiệu về sự tích cực hay tiêu cực với đồng USD. Nhìn chung, chỉ số cao là dấu hiệu tích cực/xu hướng tăng đối với USD và ngược lại.

7. Chỉ số bán lẻ

Chỉ số bán lẻ đo lường hàng hóa được bán trong ngành công nghiệp bán lẻ, từ các chuỗi phân phối lớn cho đến các cửa hàng nhỏ ở địa phương. Các doanh số bán lẻ được công bố lúc 8:30 am EST xung quanh ngày 12 của tháng, nó phản ánh dữ liệu so với tháng trước. Báo cáo này thường được sửa đổi khá đáng kể sau những số liệu cuối cùng được đưa ra.

8. Số liệu nhà ở 

Số liệu nhà ở bao gồm số lượng các ngôi nhà mới mà một quốc gia đã bắt đầu xây dựng tháng đó cũng như doanh số bán nhà hiện có. Hoạt động xây dựng nhà dân cư là một nhân tố lớn có tác dụng kích thích kinh tế một quốc gia, và do đó nó được các trader theo dõi phổ biến. Doanh số bán nhà hiện tại cũng là một thước đo tốt sức mạnh kinh tế một quốc gia, doanh số bán nhà hiện tại thấp và số nhà xây mới thấp thường là một dấu hiệu của một nền kinh tế chậm chạp hoặc suy yếu.

9. Lãi suất

Lãi suất là “tài xế” chính trong thị trường ngoại hối, tất cả các chỉ tiêu kinh tế đề cập ở trên được theo dõi chặt chẽ bởi Ủy ban thị trường mở liên bang (Federal Open Market Committee – FOMC) để đánh giá sức khỏe tổng thể của nền kinh tế. FED có thể sử dụng các công cụ sẵn có của mình để giảm, tăng hoặc không thay đổi lãi suất, tùy thuộc vào các bằng chứng đã thu thập được về sức khỏe của nền kinh tế. Vì vậy, bên cạnh lãi suất là nhân tố chính của sự biến động giá trong thị trường ngoại hối thì tất cả các chỉ số kinh tế trên cũng rất quan trọng.

So sánh Phân tích kỹ thuật và Phân tích cơ bản

So sánh phân tích cơ bản vs Phân tích kỹ thuật

Phân tích kỹ thuậtphân tích cơ bản Forex là hai trường phái chính được xem là kinh điển trong kinh doanh và đầu tư vào thị trường tài chính. Phân tích kỹ thuật là việc phân tích dữ liệu giá trong quá khứ và hiện tại để dự báo chuyển động giá trong tương lai và Phân tích kỹ thuật là trường phái phân tích thị trường được đông đảo các Forex trader sử dụng hiện nay.

Phân tích cơ bản nhìn vào thông tin kinh tế, còn được gọi là nhân tố cơ bản. Hiện nay, bởi vì gần như bất kỳ sự kiện tin tức toàn cầu nào cũng có thể tác động lên thị trường tài chính thế giới, về mặt kỹ thuật thì bất kỳ sự kiện tin tức nào có thể là thông tin kinh tế. Đây là một điểm quan trọng mà Vnrebates muốn nói tới mà nhiều nhà phân tích cơ bản dường như không đồng tình!

Một trong những lý do chính tại sao đông đảo trader thích giao dịch chủ yếu với phân tích kỹ thuật Forex là bởi vì có hàng triệu biến số khác nhau trên thế giới mà có thể ảnh hưởng đến thị trường tài chính tại một thời điểm. Thị trường Forex bị ảnh hưởng hơn bởi sự kiện vĩ mô như chính sách lãi suất của một quốc gia hoặc số liệu GDP, nhưng sự kiện tin tức lớn khác như chiến tranh hay thiên tai cũng có thể gây ra các biến động trên thị trường ngoại hối.

Vì vậy, bởi vì nhiều trader tin rằng tất cả các sự kiện thế giới đều ảnh hưởng đến giá cả và dễ dàng nhìn thấy bằng cách phân tích nó, đơn giản là không phải cố gắng và theo sát tất cả các tin tức, sự kiện kinh tế xảy ra mỗi ngày để giao dịch!

Một trong những lý lẽ mà những trader theo trường phái lý giải phân tích cơ bản Forex ưu điểm hơn phân tích kỹ thuật là ở chỗ: Dữ liệu giá trong quá khứ không thể dự đoán hay giúp dự đoán biến động giá trong tương lai, và thay vào đó bạn phải sử dụng tin tức tương lai hoặc sắp xảy ra để dự đoán biến động giá của thị trường. Vì vậy, dưới đây là lý giải khác về vấn đề này, các bạn có thể tham khảo:

  • Nếu các nhà phân tích cơ bản Forex muốn thử và cho biết rằng dữ liệu giá trong quá khứ không quan trọng, thì họ giải thích như thế nào về lý do tại sao các mức hỗ trợ và kháng cự ngang lại có ý nghĩa rõ ràng như vậy. Và họ sẽ giải thích như thế nào khi nhiều trader theo trường phái phân tích kỹ thuật hay Price Action khác lại thành công chỉ bởi phân tích các tín hiệu giá đơn giản như vậy!

Lý giải tại sao phân tích kỹ thuật đem đến tín hiệu giao dịch chính xác

Nhìn vào biểu đồ daily của Vàng ở trên, chúng ta có thể thấy rõ ràng rằng mức hỗ trợ và kháng cự là cực kỳ quan trọng. Những nhà phân tích cơ bản Forex từng nói rằng biểu đồ không quan trọng, thì có thể là họ đã nhầm, và bạn sẽ có kết luận của riêng mình khi bạn dành nhiều thời gian nghiên cứu một số biểu đồ giá.

  • Lý lẽ thứ hai mà các nhà phân tích cơ bản Forex sử dụng là bạn có thể dự đoán chính xác hơn biến động giá của thị trường bằng cách phân tích các sự kiện tin tức ngoại hối sắp xảy ra. Bất cứ ai đã giao dịch trong một thời gian nhất định đều biết rằng thị trường rất thường xuyên phản ứng ngược lại với những gì mà sự kiện tin tức đó muốn ám chỉ. Vậy có lần nào thị trường di chuyển theo hướng ám chỉ bởi sự kiện tin tức đó? Hoàn toàn có, nhưng nó có phải là thứ bạn có thể xây dựng một chiến lược và kế hoạch giao dịch không? Không.

Lý do là thị trường hoạt động theo kỳ vọng của tương lai. Điều này là một thực tế được chấp nhận trong giao dịch và đầu tư, vì vậy việc nhiều trader bỏ qua phân tích kỹ thuật hay không tập trung chủ yếu vào nó khi phân tích trên thị trường hoàn toàn là điều lạ lẫm! 

Ví dụ:

Nếu bảng lương phi nông nghiệp sắp ra (báo cáo kinh tế quan trọng nhất mỗi tháng, phát hành tại Mỹ) và thị trường đang kỳ vọng 100.000 việc làm thêm trong tháng qua, thị trường sẽ có thể đã di chuyển theo dự đoán của số này. Vì vậy, thậm chí nếu con số thực tế là 100.000, thị trường cũng sẽ có thể di chuyển thấp hơn, thay vì cao hơn… bởi vì không có số việc làm nhiều HƠN hơn dự kiến. Vì vậy, dù 100.000 việc làm mới có thể là một số liệu tốt, nhưng thực tế là các số liệu thực tế không vượt quá mong đợi thì sẽ là xấu cho trader và nhà đầu tư.

Bởi vì tất cả những kỳ vọng trước đó của một tin tức nào đó đã được thực hiện và có thể nhìn thấy trên biểu đồ giá, thì tại sao bạn không phân tích và tìm hiểu để giao dịch trên nó? Bạn có thể thấy, sau khi tin tức được công bố, chúng ta vẫn có thể sử dụng phân tích kỹ thuật để giao dịch, do đó phân tích kỹ thuật là thực tế nhất và hữu ích nhất theo một cách rõ ràng nhất để phân tích và giao dịch thị trường.

Lời kết

Chúng ta không thể phủ nhận vai trò quan trọng của phân tích cơ bản Forex trong giao dịch ngoại hối. Nhưng, ta có thể sử dụng phương pháp đó như một yếu tố bổ sung cho phân tích kỹ thuật, thay vì lạm dụng nó. Khi có khúc mắc trong việc nhìn biểu đồ và phân tích hành động giá, thì chỉ sử dụng các yếu tố cơ bản để ủng hộ quan điểm kỹ thuật của bạn hoặc giúp bạn có cái nhìn rõ hơn, không bao giờ chỉ dựa trên các yếu tố cơ bản đó để dự đoán hoặc giao dịch trên thị trường. 

Đây là lý do tại sao chúng ta phải ghi nhớ rằng phân tích kỹ thuật và phân tích cơ bản Forex là phân tích bổ sung, không thay thế nhau. 

 

Nguồn: Sưu tầm
Tổng hợp Vnrebates.net

Thảo luận
Học đầu tư forex cơ bản

CƠ BẢN VỀ THỊ TRƯỜNG FOREX

Bài 1:
Thị trường Forex là gì? Ai tham gia trên thị trường này?
Bài 2:
Các thuật ngữ cơ bản trong giao dịch Forex
Bài 3:
Long hay Short? Các loại lệnh giao dịch và cách tính lời lỗ trong Forex
Bài 4:
Thế nào là Giao dịch Forex chuyên nghiệp?
Bài 5:
Phân tích cơ bản trong Forex là gì?

PHÂN TÍCH PRICE ACTION CƠ BẢN

Bài 6:
Thế nào là giao dịch bằng phương pháp Price Action (hành động giá)
Bài 7:
Các loại Biểu đồ cơ bản
Bài 8:
Các loại chiến lược trong giao dịch Forex
Bài 9:
Những sai lầm và “bẫy” phổ biến trong giao dịch Forex
Bài 10:
Phân tích kỹ thuật là gì?
Bài 11:
Cách lập kế hoạch giao dịch Forex
Bài 12:
Tâm lý trong giao dịch Forex

HƯỚNG DẪN GIAO DỊCH

Bài 13:
Hướng dẫn đặt lệnh khi giao dịch bằng phần mềm MT4
Bài 14:
Hướng dẫn sử dụng MT4 để giao dịch Forex đầy đủ nhất
Bài 15:
Cách cài đặt Thông báo biến động giá trong MT4 và MT5 (Mobile/Desktop)
Bài 16:
Các mẫu hình Nến Nhật trong giao dịch Forex