Khóa học được đồng tài trợ bởi Broker:

Học đầu tư Forex nâng cao

Lý do tại sao tôi không sử dụng Quy tắc quản lý vốn 2% – The 2% Money Management Rule

Trong số nhiều phương pháp quản lý vốn thì quy tắc quản lý vốn 2% có vẻ được khá nhiều trader sử dụng. Tuy nhiên theo nhận định từ Nial Fuller, Bậc thầy Price Action thì quy tắc giao dịch này thực sự tồn tại rất nhiều lỗ hổng và chỉ phù với các nhà đầu tư dài hạn với danh mục đầu tư đa dạng mà có vẻ không giá trị với các Forex trader.

👉 Cập nhật Phương pháp trading mới và hiệu quả nhất trên thế giới bằng 4 Khóa học video miễn phí

Trong Forex trading, bên cạnh tố chất kỷ luật cao, quản lý được cảm xúc bản thân, kỹ năng phân tích thị trường thì quản lý vốn (money management) cũng là một kỹ năng quan trọng hàng đầu vừa giúp trader tối ưu hóa lợi nhuận vừa hạn chế rủi ro – là yếu tố quyết định đến thành bài của trader.

Trong số các nguyên tắc quản lý vốn trong giới đầu tư tài chính, thì quy tắc quản lý vốn 2% được xem là nguyên tắc nổi tiếng nhất và rất phổ biến trong cộng đồng trader.

Trong bài viết hôm nay, Vnrebates sẽ giới thiệu đến các bạn một quan điểm cá nhân khá khác biệt từ Nial Fuller, 1 trader chuyên nghiệp và là Bậc thầy Price Action đến từ Australia về quy tắc quản lý vốn 2%. Các bạn theo dõi qua bài dịch dưới đây nhé!

quan ly von

Tại sao tôi không sử dụng quy tắc quản lý vốn 2%

…Tôi sẽ cùng bạn tìm hiểu cụ thể về quy tắc quản lý vốn 2% nhưng theo hướng ngược lại rằng tại sao tôi không sử dụng nguyên tắc giao dịch này! Có thể nhiều bạn sẽ không đồng quan điểm với tôi, nhưng hãy dõi theo những lập luận mạnh mẽ của tôi dưới đây và tôi hy vọng chúng sẽ giúp bạn “ngộ” ra vài ý tưởng thú vị nhằm bảo vệ hiệu quả nguồn vốn, cải thiện đáng kể kết quả giao dịch của mình.

Vạch trần yếu điểm và lỗ hổng của quy tắc 2%

Quy tắc quản lý vốn 2% – The 2% Money Management Rule có thể đã bắt đầu được áp dụng trong giao dịch chứng khoán và đầu tư dài hạn từ nhiều năm trước. Quy tắc này hoạt động dựa trên ý tưởng rằng bạn sẽ mở nhiều vị thế cùng một lúc và bạn chỉ phải chịu mức rủi ro 2% vốn ròng của mình trên bất kỳ vị thế nào trong số tất cả các vị thế đó.

Ví dụ: Bạn có thể có 100.000 USD trong tài khoản của mình và 20 mã chứng khoán đang hoạt động với rủi ro 2% mỗi giao dịch. Ban đầu quy tắc 2% thực sự là một cách để các nhà đầu tư phân bổ vốn rủi ro của họ trong danh mục đầu tư đa dạng các mã loại cổ phiếu và các khoản đầu tư khác, nhưng các Forex Trader ngày nay lại không sử dụng nó với mục đích như vậy.

Quan niệm cho rằng 1 trader theo trường phái swing trading cũng nên mạo hiểm 2% tài khoản của mình trên mỗi giao dịch, chỉ đơn giản là phi logic. Quy tắc 2% về cơ bản là một “huyền thoại” đã tồn tại trong cộng đồng giao dịch trên khắp thế giới bởi vì nó có vẻ hợp lý và dễ hiểu. Nhưng chỉ bởi vì nhiều người cùng thảo luận về một điều gì đó, không có nghĩa là điều đó chính xác hoặc hữu ích trong thực tế, mà thông thường thì ngược lại.

Nếu bạn là một Forex swing trader tích cực thường chỉ mở một hoặc hai vị thế tại một thời điểm, giữ chúng trong vài ngày hoặc có thể trung bình một tuần…, thì việc áp dụng quy tắc quản lý vốn 2% sẽ vấp phải một số vấn đề khá nghiêm trọng.

Tại sao quy tắc quản lý 2% về cơ bản là vô giá trị…

Trước hết, giao dịch Forex có đòn bẩy cao, hơn nhiều so với giao dịch chứng khoán. Đây là lý do đầu tiên và quan trọng nhất lý giải tại sao quy tắc quản lý 2% không có ý nghĩa gì đối với các Forex trader hoặc bất kỳ trader nào giao dịch các công cụ tài chính có đòn bẩy cao. Lý do vì sao tôi nói như vậy?

Forex nên được coi là một tài khoản ký quỹ (margin account), bởi chính bản chất của giao dịch này là như vậy. Nói cách khác, thực sự bạn chỉ cần giữ đủ tiền trong tài khoản giao dịch của mình để trang trải số tiền ký quỹ cho các kích thước vị thế mà bạn thường giao dịch… bạn không cần phải giữ TẤT CẢ số vốn giao dịch/rủi ro trong tài khoản giao dịch của mình.

Bất kỳ trader chuyên nghiệp nào như tôi chắc chắn cũng khuyên bạn như vậy bởi nhiều nhất thì chúng tôi cũng chỉ mở một vài vị thế sử dụng đòn bẩy cao tại cùng một thời điểm. Đồng thời, thông thường chúng tôi cũng chỉ nắm giữ trong vài ngày đến tối đa một hoặc hai tuần, nên không cần phải đa dạng hóa rủi ro trên nhiều thị trường. Nói cách khác, khái niệm đa dạng hóa trong thị trường Forex là không thích hợp.

Trong Forex, kích thước tài khoản là tùy ý vì tài khoản Forex chỉ là tài khoản ký quỹ, nó chỉ ở đó để thực hiện ký quỹ/nạp tiền để duy trì một vị thế đang mở. Do đó, chẳng có ai hiểu được những sự thật này mà lại đi đặt TẤT CẢ số tiền mình có vào tài khoản giao dịch bởi vì đơn giản là không cần thiết.

Những gì bạn đưa vào tài khoản giao dịch của mình không nhất thiết phản ánh tất cả thu nhập của bạn và nó cũng không phản ánh tổng giá trị tài sản ròng của bạn. Trong giao dịch chứng khoán, bạn cần nhiều vốn hơn để kiểm soát nhiều vốn hơn vì đòn bẩy được phép áp dụng thường thấp.

Thông thường, nếu bạn muốn quản lý số cổ phiếu trị giá 100.000 USD bạn cần có 100.000 USD trong tài khoản của mình. Nhưng Forex thì khác, bởi tỷ lệ đòn bẩy được phép sử dụng cao, và điều này có nghĩa là để kiểm soát 100.000 tiền tệ, tức là khoảng 1 lot tiêu chuẩn, bạn chỉ cần có khoảng 5.000 USD trong tài khoản giao dịch của mình.

Giao dịch Forex với The rich guy và the poor guy

Cho dù bạn có nhiều tiền hay ít tiền thì việc mạo hiểm 2% tổng số vốn của bạn không có ý nghĩa gì cả.

Forex là thị trường yêu cầu rất cao ở kỹ năng giao dịch, nên việc đánh đồng tất cả trader có kinh nghiệm lẫn newbie trader là không đúng, cũng như không thể áp dụng chung 1 quy tắc cho tất cả các trader với những kỹ năng giao dịch khác nhau được. Ví dụ: 1 newbie trader trong tay chỉ có 10.000 USD và việc anh ta cũng áp dụng quy tắc quản lý vốn 2% thì kết quả là anh sẽ chỉ mất tiền dần dần mà thôi.

Bạn thấy đấy, việc quản lý vốn phụ thuộc vào cả kỹ năng giao dịch và khả năng chấp nhận rủi ro cá nhân của từng trader, nó không nên chỉ đơn giản là một số tỷ lệ tùy ý trong tài khoản giao dịch của bạn.

Ví dụ:

Giả sử một chàng trai ở Singapore có 10.000 USD trong tay và đó là toàn số tiền anh ta có. Nếu anh ta đi theo đám đông và được biết đến quy tắc quản lý 2% trên một website giao dịch nào đó và quyết định áp dụng quy tắc này. Điều đó có nghĩa là anh ta sẽ mạo hiểm 200 đô la cho mỗi giao dịch (2% của 10.000 USD)! Điều này hoàn toàn vô lý!

Thực tế là rất nhiều trader bắt đầu với số tiền rất ít ỏi và nếu họ được khuyên là phải chịu rủi ro 2% tổng số tiền giao dịch của họ, thực sự điều này là vô đạo đức. Mức độ về kỹ năng giao dịch và khẩu vị rủi ro giữa các trader khác nhau đáng kể và đây là một lý do khác khiến quy tắc 2% hoàn toàn là vô giá trị.

Trong một ví dụ khác: Giả sử một anh chàng ở Úc có 2 triệu USD tiền nhàn rỗi để giao dịch, rõ ràng anh ta sẽ không đưa tất cả số đó vào tài khoản giao dịch của mình, bởi điều đó là không cần thiết.

Anh ta có thể nạp 20.000 vào tài khoản của mình chỉ để trang trải khoản ký quỹ cho các kích thước vị thế mà anh ta thường giao dịch. Vì vậy, nếu áp dụng quy tắc quản lý vốn 2%, anh ta sẽ chỉ bắt đầu chịu rủi ro 400 đô la cho mỗi giao dịch, bởi vì 2% của 20.000 là 400. Có hợp lý không khi một người có số vốn mạo hiểm lên đến 2 triệu đô la sẽ chỉ chịu mức rủi ro 400 đô la cho mỗi giao dịch?

Nếu anh ta đang giao dịch như một lính bắn tỉa với tư cách là một swing trader (nhà giao dịch trung hạn) trên thị trường Forex, thì điều đó hoàn toàn không có ý nghĩa gì cả. Tôi hy vọng bạn đang bắt đầu hiểu tại sao việc khăng khăng áp dụng tỷ lệ rủi ro cho mỗi giao dịch trên 2% số tiền trong tài khoản giao dịch của bạn, đơn giản là không phù hợp.

Do đó, cho dù bạn có 10.000 hay 5 triệu đô la, quy tắc quản lý vốn 2% là vô nghĩa và thậm chí có hại nếu bạn đang giao dịch các thị trường như Forex hay một số thị trường khác. Quy tắc này có thể có ý nghĩa đối với các nhà đầu tư chứng khoán dài hạn nhưng với thị trường như Forex thì không!

Lãi kép không như những gì trông thấy

Sự hấp dẫn của quy tắc 2% bắt nguồn từ quan điểm cho rằng khi bạn thắng trong giao dịch và xây dựng tài khoản của mình, tiền sẽ cộng dồn và quy tắc này sẽ tự nhiên tăng quy mô vị thế của bạn và ngược lại sẽ giảm quy mô vị thế của bạn khi bạn thua. Về mặt lý thuyết, điều này nghe có vẻ tuyệt vời nhưng thực sự chỉ là nhảm nhí và hoàn toàn vô giá trị gây lầm tưởng lớn cho trader.

Quy tắc quản lý vốn 2% phải chăng chỉ là lời “tuyên truyền” từ các nhà môi giới để rồi chứng kiến bạn thua dần dần một cách rất êm ái. Có nghĩa là quy tắc này níu kéo bạn ở lại cuộc chơi lâu hơn… điều này thực sự có lợi cho các broker bởi họ ngồi đó để thu thêm hoa hồng và phí chênh lệch.

Thực sự thì quy tắc 2% này sinh ra để giành cho các nhà giao dịch thất bại và chấp nhận tiền vốn của mình từ từ không cánh mà bay… còn nếu bạn đang thắng, nó cũng không phát huy lợi thế của bạn như được vẽ ra trên lý thuyết.

Vậy bạn muốn rút tiền ra để duy trì cuộc sống thì thế nào? Nếu bạn thực sự có những lần giao dịch có lời, bạn sẽ bắt đầu rút tiền từ tài khoản giao dịch của mình, do đó, bạn sẽ bị cuốn vào 1 lý thuyết đó là “lãi kép”. Bạn không thể gộp lợi nhuận giao dịch trong tài khoản giao dịch của mình mãi mãi, điều đó không thực tế. Do đó, hãy quên việc lãi kép đi!

Vâng, 2% lãi kép sẽ tăng dần theo thời gian nhưng còn việc bạn rút tiền ra cho việc tiêu dùng thì sao?

Điều quan trọng là quản lý hợp lý nguồn vốn của bạn và nhận thức được rằng khả năng chấp nhận rủi ro của bạn trên mỗi giao dịch là bao nhiêu để tiếp tục giao dịch và duy trì lợi nhuận.

Ai cũng mong muốn biến 10.000 lãi kép thành 1M$, nhưng có lẽ điều này sẽ không bao giờ xảy ra. Tôi nhắc nhở bạn rằng có rất nhiều quỹ phòng hộ lớn nhất mọi thời đại đã bị giảm 50% giá trị ròng trên đường cong vốn chủ sở hữu, vậy thì những trader nhỏ lẻ như chúng ta, liệu có tránh né được điều đó và tạo ra được lãi kép hay không?.

Điều đó cho thấy sự khó lường của đường cong vốn chủ sở hữu. Hiệu ứng lãi kép ngu ngốc đó giả định rằng bạn sẽ không gặp bất cứ trục trặc nào trong quá trình giao dịch của mình. Lãi kép chỉ dành cho những kẻ mộng mơ…

Vậy thì tôi nên rủi ro bao nhiêu cho 1 giao dịch đây?

Bạn nên mạo hiểm bao nhiêu cho mỗi giao dịch?

Rủi ro trên mỗi giao dịch của bạn là số vốn quan trọng mà BẠN cần đưa ra dựa trên hoàn cảnh cá nhân của mình, nó bao gồm nhiều biến số khác nhau.

Bản thân tôi cũng như khá nhiều trader chuyên nghiệp khác mà tôi biết, thậm chí không bao giờ nghĩ về quy tắc quản lý vốn 2% hoặc tỷ lệ phần trăm… bởi vì chúng tôi biết điều đó không cần thiết cũng như suy nghĩ như vậy không hề dựa trên khía cạnh toán học .

Thay vào đó, chúng tôi nghĩ về số tiền rủi ro trên mỗi giao dịch mức độ chấp nhận rủi ro cá nhân của chúng tôi là bao nhiêu; về cơ bản chính là thông tin thể hiện rằng chúng tôi sẵn sàng mạo hiểm bao nhiêu cho bất kỳ giao dịch nào.

Chúng tôi có thể có 1 triệu USD nhàn rỗi giao dịch nhưng sẽ chỉ để 50.000 USD trong tài khoản Forex. Phần lớn tiền ký quỹ trong tài khoản được sử dụng để duy trì vị thế giao dịch.

Nhiều trader thắc mắc rằng “cần bao nhiêu để bắt đầu giao dịch với tài khoản thực” hoặc “số tiền họ nên nạp vào tài khoản của mình là bao nhiêu”. Câu trả lời tôi đưa ra cho họ về cơ bản luôn giống nhau:

Trader cần xác định được khẩu vị rủi ro của mình

Bạn cần xác định được khẩu vị rủi ro của mình tại bất kỳ điểm nào trên thị trường và chắc chắn rằng chỉ mạo hiểm với số tiền đó hoặc ít hơn. Tôi không thể đưa ra một con số cụ thể và việc bạn cần làm là hãy thử nghiệm và nếu có sai sót hãy tự rút kinh nghiệm cho mình. Hãy chỉ mạo hiểm với số tiền mà bạn có thể thoải mái khi mất nó.

Ngược lại nếu bạn mạo hiểm một số tiền mà khiến bạn bận tâm lo lắng cả ngày, thậm chí không ăn không ngủ và liên tục kiểm tra thị trường trên điện thoại, thì chứng tỏ bạn đã mạo hiểm quá nhiều.

Mặc dù nói ra điều này có vẻ sáo rỗng đối với nhiều trader lão làng nhưng thước đo tốt nhất để đánh giá liệu bạn có mạo hiểm quá nhiều cho một giao dịch hay không chính là việc bạn có thực sự thực hiện chiến lược đặt lệnh và quên đi – Set and Forget hay không.

Bạn không nên ngồi đó nhìn chằm chằm vào biểu đồ sau khi tham gia giao dịch, nếu bạn cảm thấy bất an thì có lẽ bạn đã mạo hiểm nhiều hơn mức bạn cảm thấy thoải mái trong trường hợp thua lỗ.

Đừng vội vàng quyết định sẽ mạo hiểm 2% số vốn của mình

Rõ ràng, khả năng giao dịch cá nhân của bạn phát huy tác dụng trong việc xác định khẩu vị rủi ro của mình cho mỗi giao dịch. Nếu bạn là 1 newbie trader và mới bắt đầu giao dịch với tài khoản thực, tốt nhất nên chấp nhận mức rủi ro trên mỗi giao dịch ít hơn so với trader với 10 năm kinh nghiệm. Khi kỹ năng giao dich của bạn được cải thiện và có sự tự tin nhất định, bạn có thể tăng dần mức độ chấp nhận rủi ro lên.

Như bạn có thể thấy, “bạn nên mạo hiểm bao nhiêu cho mỗi giao dịch” là một câu hỏi hơi cá nhân và để đưa ra câu trả lời hợp lý đòi hỏi sự cân nhắc, thời gian và kinh nghiệm giao dịch của mỗi trader.

Do đó, đừng vội vàng quyết định sẽ mạo hiểm 2% số vốn của mình. Nghe thì có vẻ dễ dàng nhưng việc quản lý vốn không hề đơn giản, và nếu bất cứ ai khuyên bạn như vậy thì có thể họ đang nói dối bạn hoặc cơ bản họ thực sự không biết họ đang nói cái gì!

So với quản lý vốn và tâm lý giao dịch thì có lẽ phần giao dịch lại là phần dễ dàng hơn chăng!?  

Quản lý vốn nên đi cùng với phương pháp giao dịch

Chính vì bạn đang quản lý rủi ro một cách máy móc nên mọi thứ chắc chắn sẽ không hiệu quả. Tài liệu giao dịch chính thống; websites, sách, sách điện tử, tất cả những phương tiện này sẽ khiến bạn tin rằng chỉ cần mạo hiểm 1 hoặc 2% sẽ giúp bạn duy trì cuộc chơi lâu dài.

Mặc dù tôi đồng ý rằng quản lý vốn (Money Management) là rất quan trọng, nhưng bạn cần nhớ rằng nếu một trader bị giảm 50% trong 1.000$ đầu tiên của mình, thì anh ta sẽ phải kiếm lời 100% để quay lại mức hòa vốn.

Do đó trong câu chuyện này, chúng ta đang thiếu một biến số rất quan trọng để đảm bảo rằng với bất kỳ chiến lược quản lý vốn nào được sử dụng, bạn vẫn phải có pháp giao dịch vững chắc. Chắc chắn một điều rằng dù bạn có kế hoạch quản lý vốn tốt mà không xây dựng được phương pháp giao dịch hiệu quả thì bạn cũng không thể thành công được.

Cho dù bạn sử dụng quy tắc quản lý 2% hay rủi ro cố định, bạn vẫn có thể cháy tài khoản nếu không có phương pháp giao dịch hiệu quả.

MM nên được coi là sự kết hợp giữa phương thức giao dịch và quản lý vốn, bởi vì một mình quản lý vốn sẽ không vừa giúp bạn bảo toàn vốn vừa giúp bạn kiếm lời trên thị trường.

Quy tắc quản lý vốn 2% có thể bảo vệ bạn thời gian đầu, nhưng bạn có thể sẽ không bao giờ tiến xa được vì bạn giao dịch với một số tiền quá nhỏ, bạn phải tăng cường tỷ lệ cược và sự tự tin khi kỹ năng giao dịch của bạn được cải thiện.

Quy tắc 2% dùng “thủ đoạn” gì với tâm trí của bạn?

Thực tế khác xa với những gì trader vẫn lầm tưởng

Các trader thường tự nói với bản thân rằng “Tôi sẽ mạo hiểm 2% tài khoản cho mỗi giao dịch, và điều đó sẽ không làm sụt giảm đáng kể tài khoản của tôi nếu tôi giao dịch thua lỗ.” Nhưng thực tế điều này sẽ làm giảm sự nhạy cảm của họ đối với rủi ro trên thị trường và cũng chính là mối đe dọa hủy hoại tài khoản từ việc giao dịch quá mức.

Khi bạn thua lỗ ít hơn trên mỗi giao dịch, điều này sẽ hối thúc bạn giao dịch nhiều hơn bởi bạn nghĩ rằng bạn đang mất ít tiền hơn trên mỗi giao dịch thua lỗ. Thực chất đây chỉ là một cách kém thông minh trong việc quản lý vốn của trader, và dần dần sẽ dẫn đến giao dịch Forex như cá cược cũng như giao dịch quá mức (overtrading).

Bạn không nên canh thị trường mọi lúc mọi nơi, vì điều này sẽ dần dần bòn rút tiền của bạn, điều này không khác gì một con bạc thua tiền đánh bạc tại sòng bạc. Quan trọng là vậy nhưng vấn đề này lại không được nhiều trader nghĩ tới.

Nhiều day-tradersscalpers thích quy tắc quản lý 2% vì họ giao dịch với tần suất cao và quy tắc này cho phép kéo dài cuộc chơi trên thị trường, nhưng thường là đủ thời gian để thổi bay tài khoản của họ. Tốt nhất bạn nên ngừng giao dịch hoặc nhận ra rằng mình nên giao dịch với các khung thời gian cao hơn và kiên nhẫn hơn.

Khẩu vị rủi ro của bạn trên mỗi giao dịch sẽ thay đổi dần dần cùng với kỹ năng, kinh nghiệm và sự tự tin của chính bạn. Nó không phải thứ bạn có thể tự động điều chỉnh tăng hoặc giảm sau mỗi giao dịch, như bạn sử dụng quy tắc quản lý vốn 2%.

Lời kết

Có thể những lập luận trên của tôi sẽ vấp phải nhiều ý kiến trái chiều, nhưng tôi tin sự thẳng thắn này sẽ giúp ích cho bạn phần nào trong việc tìm được kế hoạch quản lý vốn thực sự hiệu quả.

Hãy nhớ rằng, chiến lược quản lý vốn hợp lý vẫn không thể khiến bạn giao dịch thành công nếu không có phương pháp giao dịch xác suất cao. Bạn chắc hẳn đã biết chúng tôi luôn ủng hộ Price Action – 1 phương pháp giao dịch đơn giản mà hiệu quả. Do đó, chúng tôi gợi ý bạn rằng việc thực hiện phương pháp Price Action vững chắc với một kế hoạch quản lý vốn hợp là con đường nhanh nhất và bền vững nhất đến thành công trong giao dịch.

Dù vậy, đây vẫn không phải “công thức” dễ dàng như 1 dạng được “bọc đường” nên để biến nó thành 1 “kiệt tác” đòi hỏi bạn không ngừng nỗ lực học tập, nghiên cứu, trau dồi kiến thức cũng như luyện tập thực chiến.

Nguồn Nial Fuller

Tổng hợp bởi VnRebates.net

Thảo luận
Học đầu tư Forex nâng cao

TÂM LÝ GIAO DỊCH

Bài 1:
Tâm Lý giao dịch Forex
Bài 2:
Đâu là sự khác biệt tâm lý giữa giao dịch tài khoản Demo và giao dịch tài khoản thật?
Bài 3:
Những tâm lý giao dịch bạn cần có để trở thành một trader Forex có lợi nhuận
Bài 4:
4 cảm xúc sẽ giết chết tài khoản giao dịch của bạn
Bài 5:
1 phần mềm giao dịch hay trí óc con người mạnh hơn trên thị trường?

TƯ DUY GIAO DỊCH ĐÚNG

Bài 1:
Giao dịch là dự đoán thị trường, không phải trò chơi phản ứng
Bài 2:
Vào lệnh quá nhiều có giúp cải thiện lợi nhuận không?
Bài 3:
Giao dịch quá mức - Sai lầm lớn nhất của một Trader
Bài 4:
Phương pháp đặt lệnh và quên đi
Bài 5:
Học cách giao dịch kiên nhẫn và kỷ luật như loài cá sấu
Bài 6:
Day Trading: 5 lý do bạn không nên lựa chọn
Bài 7:
Giao dịch biểu đồ khung ngày sẽ cải thiện kết quả của bạn
Bài 8:
Tại sao bạn chỉ nên giao dịch vào phiên Á thay vì cả ngày
Bài 9:
Hãy làm chủ một chiến lược thay vì sử dụng nhiều chiến lược giao dịch cùng lúc
Bài 10:
Hãy hành động như một nhà giao dịch thành công
Bài 11:
Đừng giao dịch theo tin tức hãy giao dịch theo Price Action
Bài 12:
Hãy giao dịch như lính bắn tỉa

KẾ HOẠCH GIAO DỊCH VÀ QUẢN LÝ VỐN

Bài 1:
Sự thua lỗ của các traders Forex đến từ đâu?
Bài 2:
Tại sao cần phải có kế hoạch giao dịch forex và cách để lập kế hoạch
Bài 3:
Phương pháp quán lý vốn hiệu quả nhất mà mọi trader phải biết
Bài 4:
Lý do tại sao tôi không sử dụng Quy tắc quản lý vốn 2% - The 2% Money Management Rule
Bài 5:
“Thủ thuật” quản lý vốn trong giao dịch mà bạn chưa từng nghe nói đến
Bài 6:
17 nguyên tắc quan trọng giúp bạn thành công trên con đường trading
Bài 7:
Liệu bạn có phải là 1 "con bạc Forex"?
Bài 8:
Công cụ quan trọng nhất để đánh giá hiệu suất lợi nhuận của tài khoản
Bài 9:
Cách Giao dịch Giống như 'Phù thủy thị trường'
Bài 10:
Cách phát triển thành công một tài khoản giao dịch nhỏ.

KIẾN THỨC VỀ FOREX BROKER

Bài 1:
Chọn một Forex Broker để giao dịch: Tất cả những điều bạn cần biết
Bài 2:
Danh sách các Tổ chức Quản lý Broker nổi tiếng và Cơ chế bảo vệ traders
Bài 3:
6 điều quan trọng nhất khi chọn Forex Broker để giao dịch
Bài 4:
Top 5 Cơ quan quản lý các Forex Broker trên thế giới hiện nay