Khóa học được đồng tài trợ bởi Broker:

Học Price Action A-Z

3 lỗi thường gặp khi giao dịch với chiến lược nến Inside Bar

Là một trong 3 mẫu nến quyền lực trong giao dịch theo Price action, mẫu nến Inside bar là công cụ hiệu quả đem đến cho trader tín hiệu hành động giá mạnh mẽ. Tuy nhiên trader thường mắc sai lầm trong việc giao dịch với mẫu nến này dẫn đến thua lỗ. Giao dịch theo xu hướng trên biểu đồ ngày là cách điển hình, hiệu quả và an toàn nhất khi giao dịch với mẫu nến Inside bar. 

👉 Cập nhật Phương pháp trading mới và hiệu quả nhất trên thế giới bằng 4 Khóa học video miễn phí

Bài viết theo quan điểm của Nial Fuller – trader lừng danh theo trường phái hành động giá – Price Action.

Mô hình nến Inside bar là công cụ giao dịch hiệu quả với tín hiệu hành động giá rất mạnh mẽ nếu trader thực sự hiểu và giao dịch đúng cách. Là mô hình quan trọng và hấp dẫn là vậy nhưng sự thực thì nhiều trader không sử dụng nó đúng cách và hiệu quả dẫn đến thua lỗ liên tục và cảm thấy thất vọng với các cây nến Inside bar này.

Giống như bất kỳ tín hiệu hành động giá nào khác, cần có sự tinh tế nhất định khi giao dịch với Inside bar setup và tìm hiểu những khác biệt tinh tế này giữa những tín hiệu Inside bar “tốt” và “xấu” chính là thể hiện cho khác biệt giữa thắng và thua trong giao dịch khi sử dụng chúng. Điều đó không có nghĩa là khi biết cách giao dịch đúng cách, bạn sẽ chiến thắng mọi giao dịch với nến Inside bar, nhưng ít nhất bạn cần đảm bảo rằng bạn đang đặt mình vào vị trí để kiếm tiền với mô hình nến Inside bar này.

3 lỗi sau đây là những sai lầm đắt giá nhất mà tôi thấy các trader hay mắc phải với mô hình Inside bar, cùng đọc để biết chúng là gì và cách bạn có thể tránh chúng…

Xem thêm: Nến Inside Bar là gì? Chiến lược giao dịch Forex hiệu quả với nến Inside Bar

Những lỗi thường gặp khi giao dịch với chiến lược nến Inside bar

1. Không giao dịch mẫu hình nến Inside bar trên biểu đồ ngày – Daily charts

Nếu bạn quan tâm đến những bài viết của tôi thì hẳn sẽ biết biểu đồ ngày – Daily charts luôn được tôi “ưu ái” và dành nhiều tâm huyết. Biểu đồ ngày là khung thời gian quan trọng và mạnh mẽ nhất đối với nhà giao dịch theo trường phái hành động giá – Price Action. Theo kinh nghiệm bản thân, tôi có giao dịch một số tín hiệu hành động giá trên biểu đồ 4 giờ và 1 giờ nếu tín hiệu hình thành trên những khung thời gian đó phù hợp với tiêu chí vào lệnh của tôi.

Tuy nhiên, một mô hình hành động giá mà tôi CHỈ giao dịch trên khung thời gian biểu đồ ngày, là mô hình nến Inside Bar. Vậy, những lý do tại sao tôi lại làm như vậy là gì?

  1. Lý do thứ nhất:

Mẫu nến inside bar trên biểu đồ ngày cho thấy một khoảng thời gian hợp nhất trên các khung thời gian thấp hơn và báo hiệu cho một sự đột phá (breakout) tiềm năng từ chính sự hợp nhất này. Tín hiệu từ mẫu nến Inside bar trên biểu đồ ngày mang nhiều ý nghĩa hơn so với các khung thời gian thấp hơn bởi nó làm “mượt” những khoảng thị trường đi ngang (sideways) và hợp nhất trên biểu đồ 4 giờ và 1 giờ (hoặc thấp hơn).

Chính điều này giúp loại bỏ những nhầm lẫn, việc phân tích quá mức và phỏng đoán, thường dẫn đến giao dịch quá mức (overtrading) trên các khung thời gian thấp hơn đó. Hãy nhớ rằng, thị trường choppy/đi ngang là khó giao dịch nhất, do đó, khả năng loại bỏ sự dao động đi ngang trong khung thời gian 4 giờ, 1 giờ hoặc thấp hơn, chỉ bằng việc quan sát mẫu nến Inside bar trên biểu đồ ngày, sẽ giúp bạn tiết kiệm rất nhiều tiền cũng tránh được nhiều trái đắng trong công cuộc trading lâu dài.

  1. Lý do thứ hai

Có rất nhiều, rất nhiều mẫu nến Inside bar xuất hiện trên các khung thời gian thấp hơn và rất nhiều trong số đó là những đột phá giả (false-break). Nói tóm lại, để giao dịch với những khung thời gian thấp hơn biểu đồ ngày là rất khó khăn bởi thực sự có rất nhiều tín hiệu giao dịch không có giá trị và chúng không hoàn toàn không đáng để bạn bỏ tiền bạc và thời gian vào đó.

Nếu bạn nhìn vào hai hình ảnh dưới đây, bạn sẽ thấy sức mạnh của biểu đồ ngày và lý do tại sao tôi chỉ giao dịch với nến Inside bar trên khung thời gian biểu đồ ngày. Lưu ý rằng tất cả chuyển động đi ngang trong 1 giờ được biểu diễn đơn giản dưới dạng một mẫu hình nến Inside bar trên biểu đồ ngày, hoạt động khá độc đáo như một tín hiệu bán trong ví dụ này.

Ngoài ra, hãy chú ý đến tất cả các mẫu nến inside bar trên biểu đồ 1 giờ, chúng hầu hết đều bị lỗi; do đó đừng cố ép mình giao dịch với những tín hiệu từ nến Inside bar trên khung 1 giờ.

 

Xem thêm: Bật mí phương pháp giao dịch dễ dàng với nến Pin Bar

2. Không giao dịch mẫu nến Inside bar theo xu hướng biểu đồ ngày

Như đã nói ở trên, tôi khá thích giao dịch theo xu hướng với các nến Inside bar trên biểu đồ ngày. Với inside bar, việc cố gắng giao dịch đảo chiều với xu hướng biểu đồ ngày là rất khó khăn, đặc biệt khi bạn đang là 1 newbie trader và chưa có nhiều kinh nghiệm thực chiến.

Việc giao dịch đảo chiều với inside bar trên biểu đồ ngày có thể mang lại lợi nhuận hấp dẫn, nhưng chỉ khi nào bạn đã thành công trong việc giao dịch theo xu hướng trên biểu đồ ngày bạn mới nên THỬ và thử nghiệm này cũng chỉ nên được thực hiện với các mốc biểu đồ quan trọng (key chart levels – ngưỡng kháng cự và hỗ trợ quan trọng).

Nhìn chung, giao dịch theo mô hình tiếp tục xu hướng trên biểu đồ ngày là cách điển hình, an toàn và hiệu quả nhất để giao dịch với Inside bar. Insider Bar xuất hiện nhiều lần càng làm tăng cơ hội breakout để củng cố hướng của xu hướng thống trị. Đây cũng là chiến lược hiệu quả cao mà cung cấp cho trader với một tỷ lệ lợi nhuận trên rủi ro tốt.

Nến Inside Bar đại diện cho sự hợp nhất của hành động giá, chỉ ra đây là thời điểm của sự phân vân, lưỡng lự của thị trường hay đang tích lũy và có thể báo hiệu một sự đột phá về giá trong tương lai gần.

 

Xem thêm: Cách đặt Stop loss và Take profit trên MT4, MT5 và Ctrader

3. Sử dụng lệnh cắt lỗ – Stop loss quá chặt

Việc đặt lệnh cắt lỗ của bạn ngay trên hoặc dưới các mức đỉnh (high) hay đáy (low) của thanh nến mẹ (mother bar) đôi khi có thể là một sai lầm. Đối vợi lệnh cắt lỗ, bạn không thể đặt chúng dựa trên lòng tham, nghĩa là, bạn không thể đặt chúng quá gần với điểm vào lệnh (entry) của mình chỉ vì bạn muốn giao dịch kích thước vị thế lớn hơn. Hãy học cách đặt stop loss một cách hợp lý, tạo cho chúng cơ hội tốt nhất để không bị ảnh hưởng bởi những biến động bình thường hàng ngày của giá.

Tôi khuyên bạn nên kiểm tra phạm vi thực trung bình (ATR) của cặp tiền hoặc thị trường bạn đang giao dịch và đảm bảo rằng mức cắt lỗ của bạn ít nhất nằm ngoài phạm vi đó cũng như vượt ra ngoài bất kỳ mức hỗ trợ hoặc kháng cự quan trọng nào gần đó.

Điều này có thể được hiểu là giảm quy mô vị thế của bạn để đáp ứng khoảng cách cắt lỗ rộng hơn (để duy trì tỷ lệ 1R của bạn), nhưng nếu đó là điều cần thiết để kiếm lợi nhuận trong giao dịch, thì đó là tất cả những gì bạn nên quan tâm.

Trong những bài viết gần đây, tôi luôn nhắc nhở bạn đừng chỉ quan tâm đến việc kiếm lời mà bỏ quên những thói quen giao dịch phù hợp (như đặt lệnh cắt lỗ thích hợp). Thói quen giao dịch phù hợp là yếu tố quan trọng dẫn đến thành công lâu dài trên thị trường, và nếu như bạn chỉ chăm chăm tập trung vào “lợi nhuận và phần thưởng” sẽ khiến bạn mất tập trung vào giao dịch phù hợp và cuối cùng là khả năng thua lỗ sẽ cao hơn.

Để tìm hiểu thêm về các phương pháp giao dịch đúng cách và hiệu quả với mẫu nến Inside bar cũng như các mẫu hành động giá khác, hãy tham thao khảo khóa học giao dịch hành động giá của chúng tôi.

Nguồn Nial Fuller

Tổng hợp bởi VnRebates.net

 

Thảo luận
Học Price Action A-Z

HỌC PRICE ACTION A-Z

Bài 1:
Triết lý nhỏ về Cuộc sống và Forex theo Price Action
Bài 2:
Tại sao bạn nên chọn Price Action?
Bài 3:
Chiến lược giao dịch theo Price Action
Bài 4:
Các bước thực hiện giao dịch Forex
Bài 5:
Vẽ Hỗ trợ / Kháng cự chuyên nghiệp
Bài 6:
9 mẹo giúp bạn vẽ các ngưỡng hỗ trợ và kháng cự như 1 Pro đích thực
Bài 7:
Sự khác nhau giữa vùng sự kiện với các vùng hỗ trợ và kháng cự
Bài 8:
6 mẹo xác định xu hướng thị trường
Bài 9:
Nến Pin Bar là gì ?
Bài 10:
6 chiến lược giao dịch với các mẫu nến Pinbar
Bài 11:
Giao dịch Price Action theo Inside Bar
Bài 12:
3 lỗi thường gặp khi giao dịch với chiến lược nến Inside Bar
Bài 13:
Mẫu hình nến Fakey là gì? Giao dịch hiệu quả với nến Fakey
Bài 14:
Giao dịch Price Action theo False Break
Bài 15:
Cách đặt Stop Loss và Take Profit chuyên nghiệp
Bài 16:
Các thủ thuật vào lệnh trader nên nắm
Bài 17:
Khi nào nên giữ lệnh? Khi nào nên đóng?
Bài 18:
Tầm quan trọng của việc xác định điểm thoát lệnh
Bài 19:
3 chiến lược đơn giản để thoát lệnh thành công
Bài 20:
Sự hợp lưu
Bài 21:
Cách giao dịch với các tín hiệu hợp lưu và hành động giá.
Bài 20:
6 tín hiệu thoái lui trong Price Action
Bài 21:
Chiến lược giao dịch vàng với Price Action