Khóa học được đồng tài trợ bởi Broker:

Học Price Action A-Z

Chiến lược giao dịch Forex: Price Action và sự hợp lưu

Nếu tôi phải đúc kết chiến lược giao dịch Forex của mình thành một câu đơn giản thì nó sẽ như thế này: “Giao dịch các tín hiệu Price Action đơn giản tại các vùng hợp lưu trên thị trường”.

👉 Cập nhật Phương pháp trading mới và hiệu quả nhất trên thế giới bằng 4 Khóa học video miễn phí

Giao dịch hợp lưu forexNếu tôi phải đúc kết chiến lược giao dịch Forex của mình thành một câu đơn giản thì nó sẽ như thế này: “Giao dịch các tín hiệu Price Action đơn giản tại các vùng hợp lưu trên thị trường”.
Trong bài viết này, tôi sẽ giải thích việc làm thế nào để tăng xác suất của một tín hiệu Price Action bằng cách giao dịch nó tại các vùng hợp lưu trên thị trường. Vì vậy , chúng ta hãy bắt đầu bằng cách định nghĩa hai công cụ giao dịch này:
– Price Action (Hành động giá): là sự chuyển động của giá thị trường trong một thời gian nhất định . Bằng cách học tập để đọc các hành động giá của thị trường , chúng ta có thể xác định xu hướng của thị trường cũng như giao dịch từ các mẫu hình lặp lại trong quá khứ mà có ảnh hưởng quyết định đến sự tiếp tục hoặc thay đổi trong tâm lý thị trường .
– Confluent (Sự hợp lưu) : Một điểm/vùng trên thị trường mà hai hoặc nhiều tín hiệu giao nhau , do đó tạo thành một “điểm nóng” hay điểm hợp lưu trên thị trường. Về cơ bản , khi chúng ta tìm kiếm các khu vực hợp lưu trên thị trường thì tức là chúng ta đang tìm kiếm những nơi có hai hoặc nhiều mức độ (Level) hay nhiều công cụ phân tích giao nhau.

Ví dụ về các yếu tố hợp lưu mà tôi tìm kiếm các thị trường:
• Một xu hướng tăng hoặc giảm.
• Các đường trung bình. Tôi sử dụng đường EMA 8 ngày và 21 ngày trên các biểu đồ ngày để giúp xác định xu hướng và các mức hỗ trợ và kháng cự di động.
• Các mức hỗ trợ và kháng cự tĩnh. Đây là những mức hỗ trợ và kháng cự  ngang “cổ điển” được vẽ bằng cách nối các điểm cao nhất với nhau hoặc các điểm thấp nhất với nhau.
• Các vùng sự kiện: là khu vực diễn ra sự kiện mà một tín hiệu Price Action quan trọng xảy ra trên thị trường. Nó có thể là một xu hướng di chuyển mạnh mẽ sau khi một tín hiệu được hình thành tại đó, hoặc nó có thể chỉ đơn giản là một “sự từ chối” của giá tại một mức độ nhất định trên thị trường …
• Mức hồi 50%. Cá nhân tôi xem mức hồi về (retrace) từ 50% đến 61,8 % là một yếu tố khác của hợp lưu . Tôi không quan tâm đến tất cả các mức Fibonacci mở rộng khác vì tôi nghĩ rằng chúng được sử dụng khá là tùy tiện và bừa bãi. Kiến ​​thức phổ biến là hầu hết các đợt di chuyển lớn của thị trường thì có xu hướng hồi lại khoảng 50% tại một số điểm sau khi chúng hình thành. Nhưng tất cả các mức Fibonacci khác chỉ đơn giản là một trường hợp “nếu bạn kẻ đủ hết các mức trên biểu đồ thì một vài trong số đó sẽ được giá chạm đến … ” , nói cách khác là nó khá lộn xộn và khó hiểu hơn thực tế.
Làm thế nào để kết hợp Vùng hợp lưu với các tín hiệu Price Action?
Khi tôi phân tích thị trường , tôi chủ yếu tìm kiếm một tín hiệu Price Action rõ ràng đã hình thành tại một điểm hợp lưu trên thị trường. Tất nhiên, những gì gọi là tín hiệu “rõ ràng” hoặc “có xác suất cao” và điểm hợp lưu trên thị trường là kết quả của sự học hỏi và thời gian luyện tập, nhưng thực sự không mất nhiều thời gian để tìm hiểu. Một khi bạn phát hiện ra một tín hiệu có xác suất cao thì sau đó bạn có thể bắt đầu phân tích cấu trúc thị trường và bối cảnh xung quanh tín hiệu đó. Kiểm tra các yếu tố của hợp lưu liệt kê ở trên và xem liệu có 2 hay nhiều yếu tố đó cùng xuất hiện với các tín hiệu Price Action hay không, nếu có thì bạn đang có một giao dịch đáng để mạo hiểm tiền của mình đấy.

Đây là một ví dụ của một thiết lập PinBar rõ ràng trên biểu đồ ngày của EURUSD khi có 4 yếu tố của hợp lưu hỗ trợ nó :
1.      Thanh pin này hợp lưu với xu hướng giảm chính của thị trường, khi nó được hình thành nó nói cho bạn biết nên bán theo xu hướng này.
2.      Thanh Pin cho thấy một sự “từ chối” rõ ràng và mạnh mẽ tại EMA 8 / 21.
3.      Thanh Pin cũng từ chối một mức kháng cự ngang.
4.      Thanh pin cho thấy từ chối rõ ràng và mạnh mẽ tại mức hồi 50% so với đợt di chuyển cuối của giá trước đó.

Giao dịch hợp lưu forex 1

Trong ví dụ sau , chúng ta có thể nhìn thấy một thiết lập PinBar trên biểu đồ Gold Daily và có tất cả 5 yếu tố của hợp lưu đề cập ở trên :
1.      Thanh pin này có hợp lưu với xu hướng tăng hình thành gần đây.
2.      Thanh Pin cho thấy một sự “từ chối” rõ ràng và mạnh mẽ tại EMA 8 / 21.
3.      Thanh Pin cũng từ chối một mức hỗ trợ ngang.
4.      Thanh pin cho thấy từ chối rõ ràng và mạnh mẽ tại mức hồi 50% so với đợt di chuyển cuối của giá trước đó.
5.      Thanh pin được hình thành tại một “khu vực sự kiện” rõ ràng đã hình thành gần đây .

Giao dịch hợp lưu forex 2

Từ những ví dụ trên, bạn đã có được một số kiến thức cơ bản về chiến lược giao dịch theo Price Action tại các mức hợp lưu trên thị trường. Bài học này đã cho bạn một chút cái nhìn về triết lý giao dịch cốt lõi của tôi, hy vọng bạn có thể áp dụng nó một các kỷ luật để có thể tạo ra lợi ích cho chính mình trên thị trường Forex này.

Nguồn: Vnrebates.net
Thảo luận
Học Price Action A-Z

HỌC PRICE ACTION A-Z

Bài 1:
Triết lý nhỏ về Cuộc sống và Forex theo Price Action
Bài 2:
Tại sao bạn nên chọn Price Action?
Bài 3:
Chiến lược giao dịch theo Price Action
Bài 4:
Các bước thực hiện giao dịch Forex
Bài 5:
Vẽ Hỗ trợ / Kháng cự chuyên nghiệp
Bài 6:
9 mẹo giúp bạn vẽ các ngưỡng hỗ trợ và kháng cự như 1 Pro đích thực
Bài 7:
Sự khác nhau giữa vùng sự kiện với các vùng hỗ trợ và kháng cự
Bài 8:
6 mẹo xác định xu hướng thị trường
Bài 9:
Nến Pin Bar là gì ?
Bài 10:
6 chiến lược giao dịch với các mẫu nến Pinbar
Bài 11:
Giao dịch Price Action theo Inside Bar
Bài 12:
3 lỗi thường gặp khi giao dịch với chiến lược nến Inside Bar
Bài 13:
Mẫu hình nến Fakey là gì? Giao dịch hiệu quả với nến Fakey
Bài 14:
Giao dịch Price Action theo False Break
Bài 15:
Cách đặt Stop Loss và Take Profit chuyên nghiệp
Bài 16:
Các thủ thuật vào lệnh trader nên nắm
Bài 17:
Khi nào nên giữ lệnh? Khi nào nên đóng?
Bài 18:
Tầm quan trọng của việc xác định điểm thoát lệnh
Bài 19:
3 chiến lược đơn giản để thoát lệnh thành công
Bài 20:
Sự hợp lưu
Bài 21:
Cách giao dịch với các tín hiệu hợp lưu và hành động giá.
Bài 20:
6 tín hiệu thoái lui trong Price Action
Bài 21:
Chiến lược giao dịch vàng với Price Action