Khóa học được đồng tài trợ bởi Broker:
Bài viết này sẽ trình bày cách giao dịch với vùng hỗ trợ và kháng cự. Qua đó bạn có thể áp dụng các mức hỗ trợ và kháng cự vào trong giao dich hàng ngày
Cách giao dịch với Hỗ trợ và Kháng cự
Trong bài viết này, tôi sẽ trình bày cách giao dịch với vùng hỗ trợ và kháng cự một cách chi tiết. Chúng ta sẽ đi qua những điểm chính được tóm tắt dưới đây.
Hỗ trợ và kháng cự là gì?
Hỗ trợ
Hỗ trợ ở đây có ý nghĩa là phe mua đã xuất hiện (hoặc có khả năng xuất hiện) tạo ra một sức cầu đủ lớn để kiềm sự giảm giá trong xu hướng giảm trong một giai đoạn phù hợp và có thể đảo chiều xu hướng. Lúc này bên Mua sẽ mua được giá tốt và tỷ lệ Lợi nhuận/Rủi ro là rất tốt
Kháng cự
Kháng cự ở đây có ý nghĩa là phe bán đã xuất hiện (hoặc có khả năng xuất hiện) tạo ra một sức cung đủ lớn để kiềm sự tăng giá trong xu hướng tăng trong một giai đoạn phù hợp và có thể đảo chiều xu hướng. Lúc này bên Bán sẽ bán được giá tốt và tỷ lệ Lợi nhuận/Rủi ro là rất tốt
FLIPPING
Những vùng giá tại đây sẽ thay đổi liên tục từ kháng cự thành hỗ trợ và ngược lại từ hỗ trợ thành kháng cự. Một khi 1 đường kháng cự trước đó bị phá vỡ, thì đường này sẽ thành đường hỗ trợ và một đường hỗ trợ cũ khi bị phá vỡ sẽ trở thành đường kháng cự cho xu hướng tăng giá sau này.
Tại sao các hỗ trợ và kháng cự lại quan trọng?
Những điểm này không ngẫu nhiên tạo ra mà do sự vận động của thị trường. Nó thể hiện những lúc thay đổi của lực cung cầu.
Xu hướng tăng không thể tăng cao hơn điểm swing high. Điều này có nghĩa là tại một thời điểm, không nhà đầu tư nào muốn đưa ra mức giá nào cao hơn swing high cả. Các nhà giao dịch cũng không thấy việc tìm kiếm giá cao hơn swing high có giá trị.
Vì thế, khi giá giao dịch gần hoặc nhỉnh hơn một chút với swing high, ta nên nhớ rằng không một nhà giao dịch nào có ý định mua cao hơn mức đó cả. Giả đỉnh rằng hầu hết các nhà giao dịch sẽ không thay đổi suy nghĩ và giá sẽ khó vượt qua swing high. Vì thế swing high sẽ tạo ra một vùng giá kháng cự ngắn không cho thị trường lên cao hơn và ta gọi đó là vùng kháng cự. Ngược lại ở mức hỗ trợ cũng thế.
Một khi ta đã hiểu được cấu trúc của thị trường thì hãy xem xét thị trường đang ở giai đoạn nào: Tích lũy hay phân phối, đang trong xu hướng tăng hay giảm
Tâm lý ở sau những vùng hỗ trợ và kháng cự
Để dễ hiểu, chúng ta chia nhóm những người tham gia vào thị trường thành 3 phe: Phe mua (Long), Phe bán (Short) và Phe không chắc chắn. Khi giá chạm tới vùng hỗ trợ
Những nhà giao dịch với nỗi sợ hãi bỏ lỡ cơ hội sẽ tham gia vào thị trường khi giá đến gần ngưỡng hỗ trợ để có giá tốt. Và nếu ở đó có đủ lực mua, thị trường sẽ đảo chiều xu hướng trước đó.
Giả định rằng thị trường bắt đầu tăng cao hơn từ vùng hỗ trợ nơi mà giá đã trải qua những biến động hoặc tích lũy thời gian qua
Phe mua sẽ phấn khởi vì điều này tuy nhiên cũng hối hận vì đã không mua nhiều vị thế hơn. Nếu thị trường lại một lần nữa quay trở lại đường hỗ trợ, phe mua sẽ quay lại gia tăng vị thế họ tại đó.
Phe bán giờ đây có vẻ nhận ra rằng họ đang ở trong vị thế sai. Họ cầu nguyện rằng sẽ có lúc thị trường quay trở lại điểm họ mở vị thế bán để họ có thể trở lại điểm hòa vốn (break-even point).
Phe không chắc chắn giờ đây đã nhận ra giá đang có xu hướng gia tăng cao hơn và quyết định tham gia vào thị trường bên phe mua trong cơ hộ mua tiếp theo.
Có vẻ như tất cả các nhóm đều đã quyết định sẽ có hình động mua vào nhịp điều chỉnh tiếp theo. Tất cả đều nhận ra cơ hội trong vùng hỗ trợ của thị trường. Nếu giá điều chỉnh quay về gần vùng hỗ trợ, việc các nhóm quay cùng lúc mở vị thế mua sẽ làm cho xu hướng tăng giá quay trở lại ngay lập tức.
Giờ chúng ta quay trở lại ví dụ trên và tưởng tượng rằng thay vì giá tăng lên cao hơn thì lần này giá có xu hướng giảm. Trong trường hợp trước, bởi vì giá tăng nên tạo sự kết hợp của các phản ứng giữa các nhóm với nhau tại vùng hỗ trợ. Tuy nhiên, nếu giá bắt đầu giảm và di chuyển xuống dưới vùng hỗ trợ, phản ứng sẽ ngược lại hoàn toàn. Những nhà giao dịch tham gia vào vị thế tại điểm hỗ trợ giờ đây nhận thấy đây là một sai lầm.
Tất cả các nhân tố tạo thành hỗ trợ bởi 3 nhóm trên: phe mua, phe bán và phe không chắc chắn sẽ tạo ra những rào cản về giá và tạo ra những hiện tượng vượt qua hoặc đảo chiều khi gặp vùng hỗ trợ/ kháng cự.
Những đường kháng cự/hỗ trợ và vùng cung cầu
Những đường kháng cự và hỗ trợ thì chi tiết hơn và cũng khác so với vùng cung cầu. Đường là đường còn Vùng là Vùng. Trong thực tế, hỗ trợ và kháng cự cũng như vùng cung và vùng cầu được xây dựng trên cùng một cơ sở.
Tại sao?
Bởi vì bạn sẽ phải đối mặt với 2 vấn đề:
Giá không đạt kỳ vọng và bạn mất cơ hội tham gia. Điều này thường xảy ra khi giá thị trường đang tiệm cận lại đường hỗ trợ và kháng cự nhưng không đủ gần để bạn mở vị thế của mình.
Sau đó thì giá đảo chiều xu hướng và bạn thì đang đứng ngoài thị trường bởi vì bạn đang chờ giá về đúng mức hỗ trợ/ kháng cự. Điều này thường xảy ra bởi những nhà giao dịch chủ động cả bên phe bán lẫn phe mua.
Một ví dụ về Price Undershoot
Giá thay đổi mạnh (Price Overshoot) và bạn giả định hỗ trợ và kháng cự đã bị phá vỡ
Điều này xảy ra khi thị trường phá vỡ điểm hỗ trợ/ kháng cự và bạn nghĩ rằng nó đúng là như vậy. Vì thế bạn tham gia vào vị thế mới của mình rồi sau đó nhận ra chỉ là nhịp phá vỡ giả (False breakout).
Những trường hợp này được gọi là Spring và Upthrust.
Dưới đây là ví dụ về Price Overshoot
Vậy làm sao bạn giải quyết 2 vấn đề này?
Một cách đợn giản, hỗ trợ và kháng cự là những VÙNG trên biểu đồ, không là những ĐƯỜNG.
Cách để vẽ vùng hỗ trợ và kháng cự
2 bước để vẽ vùng kháng cự/ hỗ trợ
Sau đây là ví dụ:
Những hình thức khác nhau của hỗ trợ và kháng cự
Những ví dụ dưới đây sẽ thể hiện những hình thức của hỗ trợ và kháng cự
Đa khung thời gian cho vùng hỗ trợ và kháng cự
Để tìm các mức hỗ trợ và kháng cự chính, trước tiên cần tìm chúng ở một khung thời gian cao hơn trước khi áp dụng chúng vào khung thời gian bạn đang sử dụng để phân tích
Chẳng hạn như bạn có thể ghi lại các mức hỗ trợ và kháng cự từ biểu đồ hàng tuần. Sau đó vẽ chúng lên biểu đồ hàng ngày để tìm cơ hội giao dịch. Phương pháp này giúp bạn tập trung lên những mức hỗ trợ và kháng cự quan trọng.
Đâu là vùng hỗ trợ và kháng cự được tạo ra?
Ví dụ
Swing high trước đó và swing low trước đó
Swing high và swing low là những điểm đảo chiều xu hướng. Vì vậy những điểm này thường là điểm để chúng ta chọn vùng hỗ trợ và kháng cự.
Vùng dao động hẹp
Dòng tiền lớn đã ở trong một vùng dao động nhỏ một khoảng thời gian dài. Điều này cho thấy thật sự họ đã tạo ra những giao dịch thật sự trong vùng giá đó. Vì thế, những vùng dao động này là những vùng hỗ trợ và kháng cự đáng tin cậy.
Đường trung bình giá (MA) và những ngưỡng Fibo (Fibo Retractment)
Bạn cũng có thể tách hỗ trợ và kháng cự từ đường trung bình giá. Chúng khá là hiệu quả trong những thị trường có xu hướng rõ ràng.
Những ngưỡng Fibonacci (Fibonacci retracement) là một phương pháp khá được ưa chuộng trong việc dựa đoán các điểm hỗ trợ và kháng cự. Chứng ta có thể xác định các ngưỡng này một cách dễ dàng.
Vì thế nhận định những swing của thị trường và tập trung vào những ngưỡng của Fibonacci được xây dựng dựa trên những con số này: 23.6%, 38.2%, 50%, 61.8% và 100%.
Flipping của hỗ trợ và kháng cự
Flipping xuất hiện trong cả vùng hỗ trợ và kháng cự. Vùng hỗ trợ trở thành kháng cự hoặc vùng kháng cự trở thành hỗ trợ.
Khi giá phá vỡ vùng kháng cự, điều này cho thấy có sự chuyển dịch từ phe bán sang phe mua. Vùng kháng cự trở thành vùng hỗ trợ.
Đánh giá sức mạnh của vùng hỗ trợ và kháng cự
Ở đây ta có thể thấy khá nhiều yếu tố để đánh giá độ mạnh của vùng hỗ hoặc kháng cự ra sao:
Khi hỗ trợ và kháng cự bị phá vỡ
Khi giá có vẻ như đang chùn bước khi tăng đến một mức độ nào đó, thì Xu hướng tăng về kỹ thuật vẫn đang kiểm soát miễn là giá vẫn tạo các Higher Low mới. Nhưng nếu xu hướng tăng ban đầu càng mạnh thì hầu như thị trường khó có thể đảo chiều ngay trong lần đầu tiên
Ví dụ:
Và đây là lý do…
Thị trường đảo chiều tạo vùng kháng cự bởi vì áp lực bán làm giá giảm. Áp lực bán có thể đến từ những tổ chức, ngân hàng hoặc những dòng tiền lớn giao dịch với khối lượng lớn.
Thử tưởng tượng điều này: Nếu thị trường liên tục kiểm tra lại vùng kháng cự, những lệnh bán sẽ được nhanh chóng khớp hết dần. Và cuối cùng khi đã không còn những lệnh bán đó nhiều nữa, ai sẽ là người gây ra áp lực trên vùng kháng cự?
Điều này cho thấy rằng những người tham gia thị trường cố gắng đẩy/ kéo giá để phá vỡ những vùng kháng cự/hỗ trợ.
Đây là một ví dụ:
Các mức giá thấp mới cao hơn giá thấp cũ (Higher Lows) khi gặp kháng cự là một tín hiệu cho thấy sẽ có sự phá vỡ kháng cự đi lên (mẫu hình tam giác hướng lên). Các mức giá cao mới thấp hơn mức giá cao cũ (Lower Highs) khi gặp hỗ trợ cho thấy một khả năng hỗ trợ sắp bị phá vỡ (mẫu hình tam giác hướng xuống).
Kháng cự bị phá vỡ trong xu hướng tăng
Để một xu hướng tăng tiếp diễn, nó phải liên tục tìm kiếm những đỉnh giá mới. Vì thế mở vị thế bán (Short) ở các vùng kháng cự sẽ khó có khả năng sinh lời trong xu hướng tăng. Mở một thì mua mới (Long) ở vùng hỗ trợ sẽ là một giao dịch an toàn hơn.
Hỗ trợ bị phá vỡ trong một xu hướng giảm
Để một xu hướng giảm tiếp tục, nó phải liên tục phá vỡ những mức giá thấp nhất mới. Vì thế mở một vị thế mua mới (Long) trong xu hướng giảm không phải là một ý tưởng tốt. Nhưng nếu chúng ta mở vị thế bán (Short) tại điểm khán cự lại là một điều nên làm.
Hỗ trợ và kháng cự sẽ dễ dàng bị phá vỡ hơn trong một vùng giá tương đối hẹp
Kháng cự là vùng mà những áp lực bán tiềm năng sẽ xuất hiện vì thế giá nên tăng nhanh trong vùng này phải không? Sẽ thế nào nếu giá gặp điểm kháng cự nhưng không suy giảm mà tiếp tục duy trì xu hướng trước đó?
Điều này có nghĩa là gì?
Một tín hiệu cho thấy áp lực bán không đủ mạnh để gây áp lực lên giá.
Tuy nhiên có thể thật sự không có áp lực bán ở đây hoặc lực mua quá mạnh xóa bỏ sự hiện diện của phe bán. Dù thế nào thì nó cũng không mấy khả quan cho các nhà đầu tư đang nắm giữ vị thế bán và có vẻ đường kháng cự sẽ dễ dàng bị phá vỡ.
Ví dụ:
Tổng hợp bởi VnRebates