Khóa học được đồng tài trợ bởi Broker:

Khóa học Price Action Chuyên sâu

Giao dịch Price Action với thị trường Sideways

Giới thiệu 2 cách tiếp cận giao dịch Price Action khi thị trường Sideways và ví dụ chi tiết nhất bằng biểu đồ khi giao dịch trên khung thời gian 5 phút

👉 Cập nhật Phương pháp trading mới và hiệu quả nhất trên thế giới bằng 4 Khóa học video miễn phí

Trong bài viết này, chúng ta sẽ thảo luận chi tiết về 2 cách tiếp cận giao dịch Price Action khi thị trường Sideways. Các vấn đề bên dưới sẽ được thảo luận chi tiết:

  • 2 cách tiếp cận để giao dịch Price action khi thị trường Sideways
  • Cách vào lệnh
  • Cách thoát lệnh
  • Vài điểm để tối ưu

Làm thế nào để giao dịch Break Out tại khu vực Sideways?

Dưới đây là 2 cách tiếp cận để giao dịch breakout được thiết kế để giảm thiểu rủi ro:

  1. Mua tại điểm breakout ban đầu khi điều kiện đúng
  2. Mua sau khi giá breakout và hồi về

Chúng ta sẽ tìm hiểu về Breakout trước khi đi vào 2 cách tiếp cận này.

Điều kiện Breakout đúng

Trước khi đi vào 2 chiến thuật để giao dịch breakout, hãy cùng xem cách nhận biết breakout nào là tốt nhất để giao dịch. Yêu cầu là cần tối thiểu ba cây nến cho giao dịch break out tại Khu vực Price Action thị trường Sideways

Bên dưới là một danh sách Checklist nhanh để bạn có thể đánh giá Price Action và Khối lượng tại khu vực Sideway để tìm ra cơ hội Breakout thành công, đồng thời với Rủi ro thấp nhất.

  • Đối với các Breakout tăng: Tìm kiếm điểm vào lệnh khi giá đang được “neo” lấy đường trên của Range
  • Càng nhanh chóng tham gia vào một giao dịch Range Breakout thì càng tốt.
  • Khi thị trường có xu hướng: Trong thị trường giảm, các Breakout Giảm có xu hướng tạo ra nhiều lợi nhuận hơn các Breakout tăng khi giao dịch trong ngày (Intraday). Ngược lại, trong các thị trường tăng giá, các Breakout Tăng lại kiếm được nhiều tiền hơn.
  • Đối với các breakout tăng: chỉ giao dịch khi các cây nến nhỏ (thứ 2 trở đi) đóng cửa ở một nửa trên cây nến to thứ 1. Ngược lại Breakout giảm thì các cây nến nhỏ lại nằm gọn ở nửa dưới cây nến thứ 1
  • Không có kháng cự nào nằm ngay phía trên Breakout tăng, và ngược lại Không có Hỗ trợ nào nằm gần dưới Breakout giảm
  • Breakout đi kèm với khối lượng giao dịch tăng mạnh
  • Sau khi breakout, nến tiếp theo phải thể hiện tiếp đà tăng/giảm theo hướng breakout

Thiết lập giao dịch 1: Break Out với Cây nến To đầu tiên của Khu vực Sideways

Lưu ý: Nến đầu tiên trong ngày thường có khối lượng lớn. Nếu Dòng tiền Lớn (hoặc còn gọi là Tay to) muốn mua, chúng ta sẽ thấy điều đó khi nến mở cửa với khối lượng lớn và chuyển động mạnh mẽ, có thể tạo ra 1 khoảng gap khi mở cửa. Điều đó cho thấy giá có thể có xu hướng tăng trong phần còn lại của ngày.

Giá mở cửa = mức thấp của cây nến đầu tiên, cho thấy Dòng tiền Lớn đang mạnh

Ta có thể có Setup giao dịch như sau:

  • Xuất hiện cây nến đầu tiên rất dài, với bóng nhỏ hoặc ko có bóng, và với khối lượng giao dịch cao
  • Giá đang trong một xu hướng tăng mạnh
  • Các cây nến tiếp theo nằm gọn ở bên trong nến đầu tiên (có thể là doji hoặc shooting star …) xuất hiện cùng với khối lượng giao dịch thấp
  • Các cây nến nhỏ này tạo thành 1 dải nhỏ (Range) nên nằm trong phạm vi 2/3 phần trên của nến thứ 1

Tránh giao dịch nếu:

  • Giá có xu hướng cách xa đường MA20 trên khung thời gian nhập lệnh
  • Khối lượng giao dịch tại khu vực sideways lại cao hoặc tương đương so với nến to đầu tiên
  • Vùng Hỗ trợ/Kháng cự ở khung thời gian cao hơn đang ở quá gần hướng Breakout (vì nó làm giảm tỷ lệ Risk/Reward của bạn)
  • Biểu đồ có Tỷ lệ Risk-Reward tối đa lại thấp hơn 1:3

3 bước vào lệnh:

  • Vào lệnh mua ở ngay trên cây nến thứ hai một chút, tốt nhất là nến Doji hoặc shooting star. Ngược lại đối với lệnh bán.
  • Ngay khi vào lệnh, đặt mức Stop Loss dưới cây nến thứ 1 hoặc dưới mức Low của Swing Low gần nhất
  • Mục tiêu Risk Reward là 1:2

Thiết lập giao dịch 2: Pull-Back Breakout

Ví dụ khi giá đang trend tăng, và hồi về tạo thành sideway nhỏ đi ngang, thì lúc này ta có thể theo dõi khả năng giá sẽ Breakout lên để quay trở lại xu hướng tăng cũ (Pullback). Ta có thể sử dụng thêm đường EMA 20 như chỉ báo hỗ trợ, Nếu giá pull back về mức EMA nhưng không thể đẩy hơn nữa và giữ dưới mức này, cho thấy sức mạnh từ phía người mua xuất hiện và có thể đẩy giá lên cao lại.

Điều kiện Pullback đúng:

  • Khối lượng giao dịch nhỏ
  • Bóng nến ngắn
  • Các cây nến nhỏ tạo thành Range hẹp

Tránh giao dịch nếu:

  • Khối lượng giao dịch tại Khu vực sideways lớn hoặc tương đương so với nến đầu tiên
  • Trên biểu đồ ta chỉ thấy Tỷ lệ Risk Reward tối đa thấp hơn 2:1

dụ khi giao dịch trên khung thời gian 5 phút

1/ Bức tranh tổng thể trên Khung thời gian NGÀY

2/ Phân tích khung thời gian nhỏ hơn – TRÊN KHUNG THỜI GIAN 30 PHÚT HOẶC 1 GIỜ

3/ Phân tích khung thời gian định giao dịch – Giả sử Khung 5 phút

Tổng hợp bởi VnRebates

Thảo luận
Khóa học Price Action Chuyên sâu

Khóa học Price Action Chuyên Sâu (Kết hợp Phân tích Khối Lượng - Volume Action)

Bài 1:
Thị trường hoạt động như thế nào và điều gì làm giá di chuyển?
Bài 2:
Cách giao dịch với Dòng tiền lớn
Bài 3:
Cách phân tích Nến nâng cao (Phần 1)
Bài 4:
Cách phân tích Nến nâng cao (Phần 2)
Bài 5:
Cách phân tích chuyên sâu về Price Action (Phần 1)
Bài 6:
Cách phân tích chuyên sâu về Price Action (Phần 2)
Bài 7:
Cách giao dịch tại Vùng Cung và Vùng cầu
Bài 8:
Cách giao dịch với Hỗ Trợ/Kháng cự chuyên sâu
Bài 9:
Phân tích Sóng Đẩy và Sóng Hồi chuyên sâu
Bài 10:
Mô hình Đầu và Vai chuyên sâu
Bài 11:
Cách phân tích chuyên sâu Đa Khung thời gian
Bài 12:
Cách giao dịch Price Action chuyên sâu khi thị trường Sideways
Bài 13:
Cách giao dịch Price Action chuyên sâu trong thị trường có xu hướng
Bài 14:
Chiến lược giao dịch Pullback nâng cao
Bài 15:
Chiến lược giao dịch theo Trendline nâng cao
Bài 16:
Chiến lược giao dịch theo Breakout nâng cao
Bài 17:
Chiến lược giao dịch theo Pin Bar nâng cao
Bài 18:
Chiến lược giao dịch theo Gap nâng cao
Bài 19:
Lưu ý khi phân tích khối lượng (Volume) trong thị trường Forex
Bài 20:
Ba nguyên tắc khi phân tích theo Khối lượng (Volume)
Bài 21:
Hiểu Cấu trúc thị trường (Market Structure) với phân tích Volume
Bài 22:
Phương pháp VSA (Volume Spread Analysis) là gì và các mẫu hình cơ bản
Bài 23:
Ứng dụng VSA và Testing để tìm kiếm các cơ hội vào lệnh
Bài 24:
Ứng dụng Spring và Upthrust theo VSA